Thận hư hỏng nặng: Đây chính là dấu hiệu rất rõ ràng và những thói xấu cần phải bỏ ngay trước khi quá muộn



Nếu bệnh nhân mắc hội chứng thận hư không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh suy thận. Hãy chú ý đến những dấu hiệu sau đây.

1. Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc bệnh thận

Bị đau lưng

Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.

than-hu-hong-nang-day-chinh-la-dau-hieu-rat-ro-rang-va-nhung-thoi-xau-can-phai-bo-ngay-truoc-khi-qua-muon

Mẹo: Đau lưng do suy thận đi kèm với cảm giác ốm yếu, nôn mửa, nhiệt độ cơ thể cao và đi tiểu thường xuyên. Đau lưng bình thường sẽ là đau cục bộ hơn và xảy ra đột ngột, không có sốt.

Khó ngủ

Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng.

Cảnh báo: Những người mắc bệnh thận mãn tính thường bị chứng ngưng thở khi ngủ. Tức là cơ thể sẽ tạm dừng thở từ vài giây đến 1 phút trong giấc ngủ. Sau mỗi lần ngừng thở, thường bạn sẽ có một tiếng khịt mũi lớn. Ngáy to cũng là dấu hiệu cơ thể có bệnh cần đi khám.

Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược

Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng.

Cảnh báo: Thông thường, những người mắc bệnh thận mãn tính bị thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu ảnh hưởng từ 20% đến 50% chức năng thận. Nếu bạn nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn bị mệt mỏi liên tục chứng tỏ thận đang gặp vấn đề.

Hôi miệng

Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bạn bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.

Cảnh báo: Có nhiều lý do tại sao bạn cảm thấy miệng như có vị kim loại như dị ứng, sức khỏe răng miệng kém. Nếu hiện tượng này kéo dài bạn nên đi khám.

2. Những 'sát thủ' tàn phá thận từ những thói quen hàng ngày mà nhiều người Việt mắc phải:

Không uống đủ nước

Chức năng quan trọng nhất của thận là lọc máu và loại bỏ các chất độc tố cũng như các chất thải. Khi không uống đủ nước, các chất độc và chất thải sẽ bắt đầu tích tụ lại và gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe của bạn.

Ăn mặn

Cơ thể của bạn cần muối để hoạt động. Nhưng rất nhiều người lại tiêu thụ quá nhiều muối, việc này dẫn đến tăng huyết áp và tăng áp lực cho hoạt động của thận. Tốt nhất mỗi người một ngày, không nên tiêu thụ quá 5 gam muối.

Nhịn đi tiểu

than-hu-hong-nang-day-chinh-la-dau-hieu-rat-ro-rang-va-nhung-thoi-xau-can-phai-bo-ngay-truoc-khi-qua-muon

Rất nhiều người không để ý đến nhu cầu đi tiểu của chính bản thân mình bởi họ quá bận rộn hoặc do không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Trên thực tế, chế độ ẩm thực có mối liên hệ trực tiếp với tình trạng sức khỏe của thận. Thói quen ăn nhiều thịt và các chế phẩm từ thịt, ăn ít rau sẽ gây tăng gánh nặng cho cơ quan này, thậm chí làm tổn thương thận. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều thịt. Đồng thời xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ tốt "nhà máy xử lý nước thải" của cơ thể.

Theo Khoe&dep