Từ vụ bé gái sốc phản vệ khi ăn mực, chuyên gia chỉ rõ những điều nhất định phải biết khi ăn

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách.

Vừa qua, bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) cho biết đã tiếp nhận điều trị cho một bé gái 11 tuổi bị sốc phản vệ độ 3 sau khi ăn mực.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, huyết áp tụt, nổi mề đay toàn thân, ngứa mệt.

tu-vu-be-gai-soc-phan-ve-khi-an-muc-chuyen-gia-chi-ro-nhung-dieu-nhat-dinh-phai-biet-khi-an

Ảnh minh họa

Người nhà cho biết, bệnh nhi có tiền sử dị ứng với các loại hải sản, thị bò, thịt gà. Nhưng vì chủ quan ăn ít không sao, người nhà có cho bé ăn 1 con mực. Ăn xong, bé có biểu hiện sốt cao, khó thở, mệt nên gia đình vội đưa đến viện khám.

Tại đây, các bác sĩ xác định bé bị sốc phản vệ độ 3. Ngay lập tức, bé được các bác sĩ xử trí thuốc kết hợp chăm sóc tích cực. Hiện bệnh nhi đã dần ổn định và được xuất viện.

Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý, cấp cứu sớm và đúng cách. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút thậm chí 1 - 2 ngày sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan về tình trạng dị ứng của con em mình. Tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm đã có tiền sử bị dị ứng. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị dị ứng thì không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần được thăm khám để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, cần lưu ý 3 nhóm dưới đây không thích hợp khi ăn mực:

Mực vốn là một món ăn có hàm lượng protein và cholesterol cao. Theo quan niệm Đông y, mực là hải sản thuộc tính lạnh, vì thế, đây là món ăn bổ dưỡng, nhưng đối với những người sau đây nên hạn chế:

tu-vu-be-gai-soc-phan-ve-khi-an-muc-chuyen-gia-chi-ro-nhung-dieu-nhat-dinh-phai-biet-khi-an

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh gan mật, tim mạch

Do có hàm lượng cholesterol rất cao nên sau khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng cholesterol trong mạch máu. Vì thế, những người bị gan nhiễm mỡ, bệnh ở túi mật, sỏi mật, người có bệnh tim mạch, tăng lipid máu hoặc xơ vữa động mạch thì không nên ăn mực.

Người mắc bệnh dạ dày, lá lách

Người có bệnh về lá lách và dạ dày hư yếu thường có thể trạng lạnh. Trong khi đó, mực cũng là một thực phẩm thuộc tính lạnh. Nếu tiếp tục ăn thêm lạnh vào sẽ làm cho cơ thể dư thừa hàn khí, từ đó sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người mắc bệnh ngoài da

Những người mắc một số bệnh như chàm, phát ban hoặc bệnh viêm da thì hạn chế ăn mực để không làm trầm trọng thêm các rối loạn ngoài da.

Theo GiaDinh