Xét nghiệm COVID-19 lại phát hiện bệnh nhân mắc 'vi khuẩn ăn thịt người'

Bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp, tụt huyết áp, suy thận cấp, suy gan cấp, tổn thương phổi lan toả 2 bên. Bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ nên không khai thác được yếu tố dịch tễ.

xet-nghiem-covid-19-lai-phat-hien-benh-nhan-mac-vi-khuan-an-thit-nguoi

Ảnh minh họa: Internet

TS - BS Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh nhân là nam, 45 tuổi, làm việc trong trại nuôi lợn ở khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Giang, thường ngày cho lợn ăn, tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại. Khi đang làm việc ở trại nuôi lợn, bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục 3 ngày, sau đó khó thở tăng dần nên phải về quê (Tân Lạc, Hoà Bình) để khám bệnh.

Khi nhập y tế cơ sở, bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục, khó thở và tình trạng viêm phổi nặng. Với yếu tố dịch tễ không rõ ràng như vậy, y tế cơ sở đã chủ động cách ly bệnh nhân để điều trị và phối hợp với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của tỉnh, làm xét nghiệm (RT-PCR) sàng lọc COVID-19.

Khi chưa có kết quả RT-PCR, bệnh nhân suy hô hấp nặng kèm theo tình trạng sốc nhiễm khuẩn nên được hội chẩn chuyển đến BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ nên không khai thác được yếu tố dịch tễ. Qua người nhà cũng chỉ biết là bệnh nhân làm công nhân ở Trại nuôi lợn trong khu công nghiệp, bị sốt cao 3 ngày thì về quê chữa bệnh.

Với tình trạng viêm phổi nặng, cùng với yếu tố dịch tễ không rõ ràng như vậy, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đã chủ động phòng ngừa COVID-19 bằng cách bố trí khu riêng biệt để điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đồng thời phối hợp với CDC của tỉnh để có kết quả RT-PCR trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được chỉ định nuôi cấy máu, cấy đờm để tìm nguyên nhân do vi khuẩn hoăc vi nấm. Được sử dụng kháng sinh phổ rộng, phối hợp kháng sinh. Hỗ trợ các tạng suy bằng thở máy, lọc máu liên tục và thay huyết tương.
Ngay trong đêm, CDC thông báo kết quả RT-PCR âm tính.

Ngày hôm sau, các bác sỹ tiếp tục hội chẩn với CDC để xét nghiệm RT-PCR lần 2 và ngay trong đêm cũng cho kết quả âm tính.

"Yên tâm loại trừ COVID-19, chúng tôi tập trung tìm nguyên nhân gây viêm phổi-sốc nhiễm khuẩn-suy đa tạng. Hai hôm sau, kết quả cấy máu phân lập được vi khuẩn dậy bệnh Whitmore (melioidosis)-cặn bệnh vẫn được đồn đoán là "vi khuẩn ăn thịt người", TS - BS Hoàng Công Tình cho biết.

xet-nghiem-covid-19-lai-phat-hien-benh-nhan-mac-vi-khuan-an-thit-nguoi

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc Whitmore tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh: TS - BS Hoàng Công Tình

Hiện do được điều trị tích cực, hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân đã bỏ được máy thở, bỏ được thuốc vận mạch và dừng lọc máu liên tục mà vẫn đảm bảo các chỉ số sinh tồn.

Thuận Phương

Theo Tiền Phong

----

Xem thêm:

Vi khuẩn 'ăn thịt người' có thể giết chết bạn chỉ qua một vết xước

Vi khuẩn 'ăn thịt người' có thể xuất hiện ở bể bơi, nước bị ô nhiễm thậm chí ngay cả khi bạn ăn hải sản như hàu cũng có thể bị chúng tấn công.

Cách đây không lâu tại Mexico, một người đàn ông 31 tuổi đã tử vong do đi bởi sau khi xăm hình và nguyên nhân đó chính là bị phơi nhiễm với một loại vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus. Còn tại Mỹ, vi khuẩn vibrio gây ra khoảng 100 ca tử vong mỗi năm. Nó cũng gây ra khoảng 80.000 trường hợp bệnh - 52.000 trong số đó là do ăn hải sản bị ô nhiễm như hàu sống.

Trước đó vào năm 2016, một người đàn ông đã chết sau khi bị nhiễm Vibrio tại thành phố Ocean, Maryland (Mỹ). Ông Michael Funk, 67 tuổi, bắt đầu cảm thấy khó ở trong vòng vài giờ sau khi rửa những chiếc thùng đựng cua tại bãi biển và đã chết chỉ bốn ngày sau đó.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' có thể giết chết bạn chỉ qua một vết xước

Vi khuẩn "ăn thịt người" có ở khắp nơi nhất là dưới các dòng nước ô nhiễm, các loại hải sản sống. Ảnh minh họa

Tại Việt Nam một loại vi khuẩn "ăn thịt người" cũng đã xuất hiện. Theo đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân 40 tuổi ở Tiền Hải, Thái Bình, trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử khắp cánh tay trái. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người".

Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau sưng nề ở cẳng tay trái và lan ra khắp cánh tay và lên vai. Sau 10 ngày điều trị, anh thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia để ghép da.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nhập viện có các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống với các ca nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Aeromonas hydropila. Vì anh đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm không thấy sự hiện diện của vi khuẩn này. 

Từ năm 2009 đến nay, bệnh viện tiếp nhận hàng chục ca nhiễm trùng huyết do khuẩn Aeromonas hydropila. Chúng gây hoại tử nhanh chóng các tổ chức viêm nên được mệnh danh là vi khuẩn "ăn thịt người".

Vậy những loại vi khuẩn "ăn thịt người" này nguy hiểm thế nào? Tại sao có thể khiến con người tử vong? Thực chất, theo các nhà nghiên cứu, vi khuẩn "ăn thịt người" có nhiều loại trong đó vi khuẩn Vibrio và Aeromonas hydropila đều cùng một họ.

Chúng là những vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên, thường có trong môi trường nước bề mặt và thường gây bệnh cho các loài cá, tôm, động vật lưỡng cư. Vi khuẩn Vibrio được tìm thấy quanh năm ở những vùng khí hậu ấm. Có khoảng 12 loài Vibrio gây bệnh cho người, và chúng vẫn tồn tại trong nhiều năm qua.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' có thể giết chết bạn chỉ qua một vết xước

Khi bị vi khuẩn "ăn thịt người" tấn công sẽ có nguy cơ hoại tử. Ảnh: VnExpress

Vibrio đã được mệnh danh là vi khuẩn “ăn thịt người”, vì tổn thương da dạng bọng nước có thể nhanh chóng lan ra khắp cơ thể nếu nhiễm trùng không được điều trị.

Tuy nhiên biệt danh này không hẳn là đúng. Vi khuẩn sẽ không “ăn” da thịt khi tiếp xúc mà nạn nhân phải có vết thương hở từ trước - hoặc phải ăn hải sản sống ô nhiễm hoặc uống rất nhiều nước bị ô nhiễm - để vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu; vi khuẩn không thể phá vỡ da bình thường lành lặn. Nhưng bệnh lại diễn tiến rất nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều, dễ sốc nặng dẫn đến suy đa tạng, đe dọa tính mạng nếu chúng tấn công. 

Hầu hết các trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm vibrio máu xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi, và hầu hết là những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm do một bệnh nào đó như bệnh gan, bệnh tim hoặc tiểu đường. 

Tiếp xúc với cá và động vật có vỏ bị ô nhiễm cũng là một yếu tố nguy cơ, và cua được biết là mang vi khuẩn Vibrio trên vỏ của chúng.

Nếu vi khuẩn xâm nhập qua vết thương, nó có thể đi vào máu và phát triển rất nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 12 giờ. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kháng sinh sẽ có đáp ứng tốt. Dù khỏi người bệnh vẫn có thể chịu nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức.

Theo Vietq

----

+Vi khuẩn ăn thịt người quay trở lại Việt Nam khiến nhiều người tử vong

+Từ vụ người đàn ông nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" vì ăn hàu sống: Chuyên gia lưu ý quan trọng khi ăn hải sản

+Sự nguy hiểm từ Whitmore - căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn ăn thịt người

-----