Cách nhận biết xoài Trung Quốc giả và xoài Việt Nam

Thông tin về loại xoài giả từ Trung Quốc được lan truyền lên trên mạng xã hội facebook gần đây đã khiến cho dư luận hoang mang. Một số đặc điểm nhận dang dưới đây sẽ giúp bạn dễ phân biệt được loại xoài Việt Nam và xoài Trung Quốc.

Tin đồn xoài Trung Quốc giả gây hoang mang

Gần đây trên thị trường trái cây tại TP HCM đang rộ lên thông tin xoài Trung Quốc đội lốt xoài Thái làm bằng túi nilon khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy bất an. Tin đồn xuất phát từ một tài khoản cà nhân trên mạng xã hội facebook, khi tài khoản đó đã đăng lên một đoạn video clip dài gần 3 phút với nội dung cảnh báo người tiêu dùng về loại xoài có xuất xứ từ Trung Quốc (được làm giả) đang đội lốt xoài Thái và được bày bán rộng rãi ở TP. Hồ Chí Minh.

  Cách nhận biết xoài Trung Quốc giả và xoài Việt Nam

Người tiêu dùng tỏ ra hoang mang, đòi tẩy chay xoài vì lo mua phải xoài Trung Quốc giả.

Từ lời khẳng định của nhân vật trong clip, nhiều người đã tỏ ra lo lắng. Có người đòi “tẩy chay” món xoài để đảm bảo sức khoẻ.

Thực hư về loại xoài Trung Quốc bị tố làm giả

Theo những ghi nhận từ việc khảo sát thị trường, giống xoài này đang bán khắp các tuyến đường ở TP.HCM như Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp), Nguyễn Văn Cừ (quận 5), chợ Gò Vấp, chợ Bình Triệu (quận Thủ Đức), chợ Bàn Cờ (quận 3)… với giá từ 30.000-40.000 đồng/kg. Có thể nói, khi nhìn bề ngoài, những trái xoài có kích thước rất nhỏ, vỏ màu vàng tươi, trọng lượng chỉ từ 25-50gram/trái.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các Cục, ngành có liên quan điều tra, làm rõ trước thông tin xoài giả gây hoang mang.

Trả lời báo điện tử Zing ngày 1/8, Ông Ma Quang Trung (Cục trưởng Cục Trồng trọt) khẳng định, loại xoài nghi làm từ nhựa không phải xoài Trung Quốc mà là giống xoài Đài Loan được trồng ở Việt Nam.

Giống xoài Đài Loan (còn gọi là xoài ba màu, xoài Đài Loan xanh), sinh trưởng mạnh, ít bị sâu bệnh hại, vỏ trái dày thuận tiện cho việc chuyên chở đi xa, nên nông dân tăng diện tích trồng mới.

“Tuy nhiên giống xoài này chỉ đáp ứng nhu cầu ăn tươi, chưa được nghiên cứu kỹ, chưa được công nhận giống cho phép sản xuất tại các tỉnh Nam Bộ”, ông Trung lưu ý.

Về kiểm dịch thực vật, ông Trung cho hay, nếu các đơn vị đưa vào Việt Nam để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và có xin phép thì những giống này đã được kiểm dịch an toàn trước khi nhập vào Việt Nam.

“Tuy nhiên, có những trường hợp cây được mang vào Việt Nam qua con đường xách tay, hoặc nhập lậu tiểu ngạch thì chưa được kiểm soát về sâu bệnh hại”, ông Trung nói.

Cách nhận biết xoài Trung Quốc giả và xoài Việt Nam

Khi đi chợ mua xoài, các bạn nên để ý, các loại xoài vàng nhìn bắt mắt thường được dân buôn làm chín siêu tốc bằng những hóa chất độc hại, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những loại xoài chứa hóa chất này có thể bảo quản lâu từ 1 - 2 tháng mà không bị hỏng, nhưng lại nguy hại đến sức khỏe. Chất độc tích lũy nhiều trong cơ thể, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh vô sinh, suy hô hấp, trụy tim mạch… rất dễ dẫn đến tử vong.

Vỏ xoài Trung Quốc thường có màu vàng mờ, lấm tấm đen ở cuống, không chín vàng như xoài Việt Nam.

Khi bổ xoài ra, những quả xoài vỏ màu xanh, bên trong lại chín vàng, không có vị xoài, nhạt nhẽo thường là xoài Trung Quốc đã được ngâm tẩm nhiều hóa chất.

Xoài có da căng bóng, có màu vàng sáng, không bị thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng thường là xoài Việt Nam.

Trọng lượng xoài Trung Quốc cũng to hơn xoài Việt Nam.Xoài Trung Quốc thường có trọng lượng trung bình từ 400 - 700g. Xoài Cát Hòa Lộc của Việt Nam thường nặng trung bình từ 300 - 350g. 

Theo Phương Vũ (giadinhvietnam)