Chúc mừng bạn nếu có mẹo này khi chi tiêu sang năm tiền sẽ dư ra rất nhiều, mua nhà sắm xe vẫn đủ

Chúc mừng bạn nếu có mẹo này khi chi tiêu sang năm tiền sẽ dư ra rất nhiều, mua nhà sắm xe vẫn đủ là người phụ nữ thông minh hãy nằm lòng ngay.

Chúc mừng bạn nếu có mẹo này khi chi tiêu sang năm tiền sẽ dư ra rất nhiều, mua nhà sắm xe vẫn đủ

Lập mục tiêu

Một mục tiêu thông minh cần hội tụ đủ 5 yếu tố tương ứng với năm chữ cái đầu của SMART: cụ thể (specific), đo đếm được (measurable), vừa sức (achievable), thực tế (relevant), có thời hạn (time bound).

Với nguyên tắc này, bạn có thể định hình và nắm giữ mục tiêu trong tương lai. Bạn sẽ biết năng lực của bản thân và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng.

Ví dụ, mục tiêu "tôi muốn tiết kiệm tiền đi du lịch châu Âu" khá mơ hồ, nhưng “tôi sẽ tiết kiệm 2.300 USD để đi du lịch châu Âu vào tháng 12 năm 2018” thì cụ thể và tốt hơn nhiều. Chỉ khi xác định được chính xác, bạn mới có thể nỗ lực đi đúng hướng.

Quản lý tài chính

Sau khi đã có mục tiêu, bạn cần lên ngân sách thu chi phù hợp và thường xuyên đánh giá kết quả để xem như vậy đã hợp lý chưa, cần điều chỉnh gì không.

Nếu thấy khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công cụ quản lý tài chính. Hiện nay, trong thời đại 4.0, có nhiều ứng dụng ra đời nhằm giúp người dùng tiết kiệm thời gian, công sức. Hầu hết các ứng dụng đều dễ sử dụng, trực quan và tiện lợi, nằm ngay trên chiếc điện thoại, như Money Lover hiện có mặt trên cả điện thoại Android và iOS.

Tiết kiệm

Quy tắc tiết kiệm 3-6-9 được nghiên cứu và tạo ra bởi LearnVest, một công ty tài chính top đầu của Mỹ sẽ hữu ích cho bạn.

Để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, bạn cần tiết kiệm ít nhất 3 tháng lương nếu sống độc thân, chưa có con; 6 tháng lương nếu bạn đã có gia đình và có con; 9 tháng lương nếu bạn là người làm việc tự do hoặc chủ doanh nghiệp.

Tiết kiệm tiền bằng cách cất giữ tiền lẻ

Những đồng tiền lẻ thường không được nhiều người để tâm, thậm chí còn thẳng tay "ném" vào những hòm quyên góp nhỏ tại các cửa hàng mua sắm.

Tuy nhiên, hãy tập thói quen thu thập những đồng tiền này và thay vì các hòm quyên góp tại các cửa hàng lớn, bạn có thể đem về rồi "quẳng" vào các thùng tiết kiệm cá nhân của mình. Sau một thời gian, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên với gia tài mà mình đã tiết kiệm.

Sử dụng một chiếc ví nhiều ngăn để tiết kiệm tiền. Một chiếc ví có ngăn kéo khóa nên là sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn tiết kiệm tiền. Hãy để tiền chủ yếu trong ngăn kéo khóa và tiền lẻ, tiền định mức được tiêu ở ngăn ngoài.

Mang theo tiền có mệnh giá nhỏ

Đã bao giờ bạn có cảm giác muốn tiêu tiền và không thể cưỡng lại được một món đồ nào đó mà thực tế nó không hề cần thiết?

Đó là lý do để luôn mang theo tiền có mệnh giá nhỏ, vừa đủ ra đường với những nhu cầu cơ bản. Đừng bao giờ mang tất cả những gì mình có ra đường để rồi trở về với một chiếc ví "xẹp lép".

Một số mẹo nhỏ đơn giản hơn mà mỗi người cần biết như:

- Nấu ăn tại nhà. Chắc chắn đây không phải là mẹo tiết kiệm mà chỉ là một cách "ai cũng biết" nhưng ít ai thực hiện thường xuyên.

- Ghi lại các khoản chi tiêu trong tháng. Ai cũng có lúc quên mất rằng tháng vừa rồi mình đã tiêu những gì mà lương lại cạn kiệt. Hãy tập thói quen ghi lại chi tiêu một cách trung thực để tránh điều này.

- Lên danh sách mua sắm. Mỗi khi ra các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị, đừng quên mang theo một tờ giấy nhỏ và ghi lại những món đồ cần mua. Sau khi mua hết danh sách thì hãy rời khỏi nơi bán hàng ngay.

- Không nên đi siêu thị với cái bụng trống rỗng. Bởi khi đó bạn sẽ mua nhiều đồ ăn hơn. Thay vào đó bạn nên đi siêu thị chỉ sau khi đã ăn.

Theo phunutoday

-----------------

Xem thêm:

Mẹo chi tiêu tiết kiệm giúp vợ chồng trẻ không sửng sốt với hóa đơn

Để có thể chi tiêu thoải mái mà vẫn có tiền tiết kiệm, các cặp vợ chồng trẻ nên biết cách chi tiêu một cách thông minh.

Thực tế có thể thấy, việc tiết kiệm tiền bạc luôn là điều mà chị em có gia đình nào cũng tin rằng có thể đem lại sự dư dả về tiền bạc, thậm chí là giàu có.

Nhưng đôi khi sự tiết kiệm quá mức cũng có thể làm cho cuộc sống của bạn không thoải mái, bạn không được mua những gì mình thích, đầu tư vào những gì mình muốn...

Thay vì tiết kiệm một cách gò bó như vậy, bạn hãy thử chuyển sang chi tiêu một cách thông minh xem sao. Chi tiêu thông minh nghĩa là bạn biết khi nào nên rút ví, khi nào không, rút ví cho việc gì, không rút ví cho thứ nào...

Làm được như vậy tức là bạn cũng đã tiết kiệm được một khoản mà trong lòng lại cảm thấy vô cùng thoải mái. Dưới đây là những bí quyết chi tiêu thông minh mà bạn nên học tập:

Ghi chép lại chi tiêu trong gia đình trong 1 tháng

Cách này sẽ giúp bạn hình dung được sinh hoạt của gia đình mình và những khoản nào là bắt buộc phải chi, những khoản nào có thể du di, thay đổi.

Cân nhắc khi mua sắm giúp bạn tiết kiệm hiệu quả

Mẹo chi tiêu tiết kiệm giúp vợ chồng trẻ không sửng sốt với hóa đơn
 

Nên lên danh sách cụ thể những thứ cần mua và cân nhắc xem thử mình có thật sự cần mua món đồ này không, nếu thật sự cần thiết mới mang về nhà và tuyệt đối không để phát sinh những khoản chi khác khi thấy món đồ này “hay hay”, cái này “ đẹp đẹp” trong khi bạn không thật sự cần sử dụng đến nó.

Bỏ thói quen sử dụng hàng hiệu, nghiện mua sắm, đi spa để làm đẹp, đi bar để giải trí,…. vì chúng sẽ lấy đi của bạn một khoản thời gian và kinh phí rất lớn.

Chính vì vậy để tiết kiệm tốt nhất bạn nên nói không với những thói quen này và tìm ra phương pháp thay thế phù hợp ngay tại nhà ví dụ như chăm sóc da mặt tại nhà bằng dưa leo, cà chua …

Không nên chiều con quá mức và đáp ứng tất cả những đòi hỏi của chúng trong khi nhiều yêu cầu của các bé chỉ là đua đòi với bạn bè và không thật cần thiết. Là bố mẹ bạn hãy biết cách phân tích để các bé hiểu và có ý thức tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ.

Lựa chọn phương thức ăn uống phù hợp

Ăn ở nhà nhiều hơn: Việc ăn uống bên ngoài luôn tốn kém gấp 2, gấp 3 lần so với ăn ở nhà, đồng thời chất lượng và tính an toàn của thực phẩm cũng không đảm bảo.

Chính vì vậy, thay vì ăn uống bên ngoài, bạn hãy biết cách thể hiện sự khéo léo của mình trong việc chế biến nên những món ăn vừa đủ chất, vừa lạ miệng, vừa thơm ngon, hấp dẫn, vừa tiết kiệm chi phí cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Cân nhắc khi chọn mua thực phẩm:  Đừng nên mua những thực phẩm quá đắt tiền, hãy chọn mua những thực phẩm với giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả gia đình nhé.

Đặc biệt bạn nên mua thực phẩm với số lượng vừa phải, tránh mua quá nhiều một lần sẽ dẫn đến tình trạng bạn sử dụng không hết, chúng bị hư hỏng và bạn đã lãng phí một khoản đáng kể

Hạn chế đối với những thực phẩm không thật cần thiết: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước ngọt cá gas, đồ ăn vặt,….

Tích lũy cho tương lai

Mẹo chi tiêu tiết kiệm giúp vợ chồng trẻ không sửng sốt với hóa đơn

Khác với cuộc sống khi còn trẻ, bây giờ bạn đã có gia đình riêng với một hàng dài danh sách các thứ cần phải chi tiêu.

Chính vì vậy, bạn cần có một ý thức tích lũy tài sản cho tương lai. Đó chính là chỗ dựa của bạn trong tương lai nếu chẳng may có những điều bất ngờ như công việc không được thuận lợi, đau ốm,…

Rất đơn giản, hàng tháng đều đặn, bạn chỉ cần trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Cho dù lãi suất vẫn còn thấp nhưng quan trọng là nó ổn định, giúp bạn tích lũy được cho tương lai, bên cạnh đó, hàng tháng bạn cũng có thêm một chút từ tiền lãi để trang trải thêm cho cuộc sống gia đình.

Đầu tư thông minh

Việc đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai là điều cần thiết, bạn cứ nghĩ, chỉ trông chờ vào lương hằng tháng rồi lỡ may, cả tháng không đi làm, hoặc đau ốm gì không đi làm được, hoặc rủi ro thất nghiệp, thì thu nhập của gia đình bạn sẽ từ đâu ra.

Vì vậy việc kiếm thêm các nguồn thu nhập khác từ đầu tư là hoàn toàn cần thiết. Đây sẽ là nguồn sinh lợi trong tương lai mà bạn không phải bỏ công sức lao động, nó cũng sẽ làm gia đình bạn an tâm hơn về tài chính của mình. 

Đầu tư là điều cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, dễ có được thì càng dễ mất, trong đầu tư sẽ có không ít rủi ro, vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một vấn đề nào đó.

Có câu:” Đừng để tất cả số trứng mà bạn có vào chung một cái rổ”, điều đó khuyên ta nếu có đầu tư thì đừng nên đổ dồn hết tất cả số tiền mà bạn có vào một lĩnh vực nào đó. Hãy đầu tư dàn trải, có ý thức và đặc biệt không đụng tới khoản tiền “tích lũy tương lai”.

Để các khoản chi tiêu bắt buộc vào từng phong bì

Mỗi phong bì viết tên từng khoản chi tiêu đã định sẵn như tiền học của con, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền ăn… Cách làm này sẽ giúp bạn không chi tiêu "lạm phát".

Theo Huyền Thương(NTD)