Hình ảnh nước cạn trơ đáy tại hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam



Mực nước ở hồ thủy điện Sơn La cạn kiệt, liên tục xuống mực nước chết. Khi có mưa thì lượng nước tích cũng chỉ cao hơn mực nước chết hơn 1m, vẫn chưa đủ để các tổ máy có thể hoạt động trở lại bình thường.

Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài đã khiến cho mực nước hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu cạn kiệt, liên tục xuống mực nước chết.

Khi có mưa thì lượng nước tích cũng chỉ cao hơn mực nước chết hơn 1m, vẫn chưa đủ để các tổ máy có thể hoạt động trở lại bình thường. Nếu vận hành hết 6 tổ máy thì cũng chỉ được 12 tiếng đồng hồ.

Trên VietnamNet, các kỹ sư đang thường trực tại thủy điện Sơn La cho biết, kể từ khi được đưa vào vận hành, đây là lần đầu tiên nhà máy thủy điện phải vận hành đến mực nước chết.

Theo điều phối của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, từ ngày 3/6 đến nay, Nhà máy Thủy điện Sơn La và Lai Châu đã tạm dừng phát điện, tập trung tích nước hồ chứa để phục vụ phát điện vào thời điểm cuối tháng 6, đầu tháng 7 này.

Mực nước các hồ thủy điện về mực nước chết ảnh hưởng lớn đến việc phát điện

GĐXH - Mực nước các hồ thủy điện lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã xấp xỉ hoặc ở mực nước chết không thể phát điện. Việc nguồn điện từ các nhà máy thuỷ điện không được cung cấp đã ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân, cũng như sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Trận mưa ngày 9/6 vừa qua, mực nước tại hồ thủy điện Sơn La và Lai Châu đã được cải thiện. Ảnh: VOV

Vào ngày 9/6 vừa qua, do có mưa, mực nước hồ thủy điện đã được cải thiện, đến 21h đêm 11/6, mực nước tại hồ thủy điện Sơn La là 176,43 m, cao hơn mực nước chết 1,43m. Mực nước hồ thủy điện chưa đủ để các tổ máy của cả 2 nhà máy thủy điện hoạt động trở lại bình thường. Hiện các nhà máy đang phát ở chế độ bù, tức là phát ở chế độ để ổn định điện áp cho hệ thống.

Được biết, Nhà máy thủy điện Sơn La là biểu tượng của thủy điện Việt Nam. Theo ước tính và thống kê đây là nhà máy thủy điện lớn nhất tại nước ta. Nhà máy được khởi công xây dựng vào 2/12/2005 tại xã Ít Ong (huyện Mường La, tỉnh Sơn La), nằm ngay trên lưu vực sông Đà.

Công trình được xây dựng với các tiêu chuẩn tính toán vô cùng khắt khe, được giám sát bởi các chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu tới từ Nga, châu Âu, Trung Quốc.

Sau hơn 7 năm xây dựng, công trình thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23/12/2012. Ngoài việc trở thành công trình thủy điện vĩ đại nhất Việt Nam thì thủy điện Sơn La còn được đánh giá là đập thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Các thông số cụ thể của thủy điện Sơn La: Cao độ đỉnh đập: 228,1m, chiều rộng đỉnh 10m, chiều rộng đáy 105m, chiều dài đập 961,6m, dung tích trữ nước 9.26 tỷ m3. Tổng công suất lắp ráp đầu phát điện 2400MW, trung bình mỗi năm sản lượng điện sinh ra là 10 tỷ kW. Nếu nhà máy hoạt động thì sẽ cung cấp sản lượng điện tới 1/10 công suất của toàn bộ lượng điện tại Việt Nam.

Hình ảnh mực nước hồ thủy điện thiếu nước khiến Nhà máy Thủy điện Sơn La phải vận hành đến mực nước chết:

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Mực nước hồ thủy điện Sơn La chỉ cao hơn mực nước chết hơn 1m. Ảnh: VNN

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam
hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Những chiếc tàu, thuyền mắc cạn. Ảnh: VNN

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Dù có mưa nhưng lượng nước chưa đủ để các tổ máy của nhà máy thủy điện hoạt động trở lại bình thường. Ảnh: VOV

 
 

Nhiều nơi ở hạ du Nhà máy thủy điện Sơn La cạn kiệt. Ảnh: VOV

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Lòng sông cạn đầy cát, đá, sỏi.

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Khu vực hạ lưu của thủy điện Sơn La đã cạn trơ đáy do nước phía thượng lưu đang tích để phục vụ cho việc vận hành các tổ máy. Ảnh: Báo Nhân dân

hinh-anh-nuoc-can-tro-day-tai-ho-thuy-dien-lon-nhat-viet-nam

Máy xúc hoạt động, khơi thông dòng chảy. Ảnh: VNN

Theo GiaDinh