Nguy hại vì mốt chơi thú cưng

Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng không chỉ vì tình yêu thương động vật mà con vì "mốt". Tuy nhiên, thú vui này lại có thể mang lại những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe người nuôi.

Ôm hôn, chơi, thậm chí ngủ cùng thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh… đã trở nên bình thường ở các hộ dân sống trong đô thị ngày nay. Thế nhưng rất ít người biết các thú nuôi này cũng có thể mắc nhiều loại bệnh và lây sang người, kể cả các bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Mới đây, một bệnh nhân đã đến bác sĩ khám bệnh vì thường xuyên lên cơn hen suyễn và nhiều lần phải nhập viện cấp cứu. Bệnh chỉ lắng dịu mỗi khi người này đi công tác xa nhà. Sau khi kiểm tra việc sử dụng thuốc, điều chỉnh hết các nguyên nhân có thể khiến bệnh không kiểm soát được, bác sĩ đã đi đến kết luận thủ phạm khiến người này thường xuyên lên cơn hen suyễn chính là… năm con chó nuôi trong nhà.

Trào lưu nuôi thú cưng đang là "mốt". Ảnh minh họa

Có rất nhiều đường lây truyền bệnh từ thú nuôi qua người và cũng có rất nhiều loại bệnh xuất phát từ việc lây truyền này. Phân, nước tiểu, nước bọt… của thú nuôi có chứa vi khuẩn, virút, trứng ký sinh trùng sẽ lây từ tay bẩn đưa lên miệng, bám vào thức ăn nấu chưa chín, rau sống rửa chưa sạch… để gây bệnh. Mầm bệnh cũng có thể lây qua các vết cào, cắn của thú nuôi. Thú nuôi còn có thể gây bệnh cho người qua đường hô hấp do hít phải lông thú có chứa ký sinh trùng, vi khuẩn… Ngoài ra vảy da, nước bọt, nước tiểu của thú nếu dính lông cũng có thể gây dị ứng cho người hay làm khởi phát cơn hen suyễn. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

Bệnh do vi khuẩn: mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người mắc bệnh thương hàn và bệnh đường ruột do vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Campylobacter… Các vi khuẩn này có thể tìm thấy ở phân chó, mèo, chim. Người mắc bệnh bị sốt, tiêu chảy, ngộ độc, bệnh nặng có thể đưa đến tử vong. Một số người thì lại bị nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, là một bệnh lây do tiếp xúc với nước tiểu của thú nuôi thông qua lây nhiễm trực tiếp hay nhiễm vào đất, thức ăn, nguồn nước. Leptospira xâm nhập cơ thể người qua niêm mạc mắt, mũi hay vết trầy xước da. Ngoài ra còn có bệnh dịch hạch lây truyền từ thú gặm nhấm sang người qua trung gian truyền bệnh là bọ chét. Bệnh dịch hạch cũng có thể lan truyền do tiếp xúc với thú nuôi trong nhà như bị mèo cắn hoặc hít phải các giọt chứa vi khuẩn ở mèo mắc dịch hạch thể phổi.

Bệnh do virút: phổ biến nhất là bệnh dại do thú nuôi (chó, mèo…) bị mắc bệnh dại cào cắn. Đến nay, bệnh này vẫn chưa thể chữa khỏi. Ngoài ra thú nuôi còn có thể lây truyền các virút gây bệnh như cúm gia cầm, viêm não, sốt xuất huyết...

Bệnh do ký sinh trùng: chó, mèo có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, sán. Trứng của các loài giun, sán này được bài tiết theo phân chó, mèo và tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài như đất, cỏ, rau, thức ăn, nước uống… trở thành những nguồn lây bệnh cho con người.

Đối với bệnh giun đũa Toxocara canis, Toxocara cati… khi vào cơ thể người, trứng nở thành ấu trùng sẽ theo đường máu đến gan, phổi, mắt, não và một số cơ quan khác gây ra nhiều bệnh: sốt, gan to, lách to, hạch to, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tuỵ, viêm thận, yếu liệt tay chân, viêm thần kinh mắt, mù mắt…

Đối với bệnh sán dãi chó, mầm bệnh là ấu trùng của loài sán Echinococcus granulosus, khi vào cơ thể người sẽ tạo thành những nang sán, cư trú và phát triển trong các cơ quan người như gan, phổi, não. Khi kích thước lớn có thể gây những hậu quả nguy hiểm như chèn ép hay vỡ nang, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra còn có bệnh nhiễm Toxoplasma, do nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii. Mèo được xem là nguyên nhân chủ yếu truyền bệnh Toxoplasma cho người. Người bệnh thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể bị đau đầu, hạch to, giống như bị cúm. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị ảnh hưởng và có nguy cơ sẩy thai, thai lưu hay truyền bệnh cho thai nhi. Thai nhi mắc bệnh Toxoplasma có thể bị tổn thương ở mắt, thậm chí mù mắt.

Có rất nhiều đường lây truyền bệnh từ thú nuôi qua người và cũng có rất nhiều loại bệnh xuất phát từ việc lây truyền này. Phân, nước tiểu, nước bọt… của thú nuôi có chứa vi khuẩn, virút, trứng ký sinh trùng sẽ lây từ tay bẩn đưa lên miệng, bám vào thức ăn nấu chưa chín, rau sống rửa chưa sạch… để gây bệnh.

Hơn nữa các con vật này có thói quen sinh hoạt và nghỉ ngơi riêng, khi chúng được trẻ cho lên giường ngủ chung, có lúc sẽ gây ra tình trạng nghẹt thở chết, hoặc do bị ép buộc mất tự do mà tấn công gây ra những thương tích nguy hiểm cho trẻ.

 

Vật nuôi giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sông nhưng nó cũng chứa rất nhiều mầm bệnh cho sức khỏe, nhất là với trẻ nhỏ. Ảnh minh họa.

Ngoài ra chúng còn làm bẩn giưởng, môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trẻ em, thậm chí cả của người lớn.

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, Trưởng khoa nghiên cứu lâm sàng và điều trị bệnh nhiệt đới (Viện Sốt rét ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn) cho biết, trẻ em nói riêng và con người nói chung có khả năng nhiễm ấu trùng, ký sinh trùng từ chó mèo, vật nuôi. Người bệnh nhiễm loài ấu trùng này thường qua đường miệng, hậu môn. Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Con sán trưởng thành dài tới 3-6mm, đầu có 4 ống hút và một hàng móc đôi. Trứng của loài sán này theo phân chó mèo ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.

Khi trẻ vuốt ve vật nuôi nếu không được vệ sinh cẩn thận, trứng sán ra ngoài môi trường dính vào tay, trứng đi vào cơ thể trẻ, chúng lớn thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng. 

Vật nuôi là những người bạn rất quen thuộc đối với con người. Trong nhiều trường hợp, vật nuôi giúp trẻ em phát triển tâm sinh lý tốt, giúp trẻ em biết yêu thương gia đình, người thân, cộng đồng. Giúp chữa bệnh đối với những trẻ bị khiếm khuyết tâm lý (ví dụ như bệnh tự kỷ). Đó là những lợi ích nói chung khi cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi. Tuy nhiên, chó mèo cũng chứa rất nhiều những mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Huy Phong (NTD)