Những tác hại không ngờ tới của đậu nành

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng đậu nành là loại thực phẩm lành tính,ngăn ngừa được nhiều bệnh tật thì cũng có không ít những nghiên cứu cho rằng, đậu nành không phải là “thần dược”; thậm chí, nó còn có những tác hại trong một số trường hợp.

Không giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Nhiều phụ nữ vẫn dùng đậu nành với hy vọng cải thiện phần nào tuổi “ngũ tuần” với các triệu chứng bốc hoả, đổ mồ hôi đêm…của tuổi tiền mãn kinh đang kéo đến. Tuy nhiên, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy đậu nành có thể giúp chị em việc này.

Trong bài nghiên cứu “Phytoestrogens trong điều trị triệu chứng vận mạch mãn kinh” được đăng trên Online library cho rằng, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bổ sung phytoestrogen có trong tinh chất đậu nành có hiệu quả làm giảm tần suất hay mức độ của bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trên phụ nữ gần mãn kinh hay sau mãn kinh.

Làm giảm khả năng hấp thu sắt

Làm giảm khả năng hấp thu sắt

Nghiên cứu về đậu nành, phylate, và hấp thu sắt ở người được đăng tải trên The American journal of Clinical nutrition (một tờ tạp chí về dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ); Người ta thấy rằng acid phytic là yếu tố ức chế chính việc hấp thu sắt trong chiết xuất protein đậu nành. Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành trong thời gian dài có thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Có thể kích thích sự phát triển ung thư vú

Trong một số trường hợp, genistenin trong cơ thể phụ nữ tăng có một số tác dụng.Tuy nhiên, nó lại thật sự không tốt cho những chị em có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Genistin có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, genistein đã kích thích tăng trưởng tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen trên cơ thể sống tỉ lệ thuận với liều Protein. Đậu nành chứa genistein đã làm tăng trưởng bướu phụ thuộc estrogen tỉ lệ thuận theo liều. Sự tăng sinh tế bào nhiều nhất ở bướu các động vật nhận estrogen hay genistein (150 và 300 ppm). Biểu hiện pS2 tăng lên trong bướu ở động vật dùng genistein (150 và 300 ppm).

Cách đây cả chục năm, một nghiên cứu của Mỹ cũng đã kết luận, nếu một phụ nữ sử dụng khoảng 45mg tinh chất mầm đậu nành (đậu tương)/ngày, thì sau 1 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như đang dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú). Một nghiên cứu khác sau đó cũng khẳng định, hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dùng thuốc tamoxifen (Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine 1995).

Khả năng dị ứng cao

Đậu nành được xác định là một trong 8 loại thực phẩm gây dị ứng cao nhất bao gồm sữa, trứng, đậu xanh, hạt cây, hải sản vỏ cứng (sò, ốc, hến..)

Bác sĩ Elson Hass, giám đốc tại trung tâm y tế y tế dựphòng Marin ở California (Mỹ) trong một nghiên cứu của mình cho rằng, đậu nành là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng và nhiều phản ứng khác, bao gồm rối loạn tiêu hóa.Thông thường,dị ứng thực phẩm là một dạng mẫn cảm hoặc một vài dạng khó tiêu hóa thực phẩm gây nên. Dị ứng đậu nành cũng được xác định ở tỷ lệ cao đối với những người mắc chứng hen suyễn và chàm da.

Theo Hồng Anh (Giadinh)