5 loại rau quen thuộc nếu chế biến không đúng cách khiến sán bã trầu làm ổ trong ruột, cơ thể nhiễm độc

5 loại rau này đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu chế biến không đúng cách bạn rất dễ khiến cả nhà nhiễm sán lá trầu.

Rau củ là món ăn quen thuộc hàng ngày của các gia đình, dù thế, không phải bà nội trợ nào cũng biết chế biến đúng cách. Nhiều chị em dễ mắc sai lầm tưởng như bình thường này nhưng lại khiến sán bã trầu làm ổ trong ruột, cơ thể nhiễm độc, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Rau muống rửa không kỹ

5 loại rau quen thuộc nếu chế biến không đúng cách khiến sán bã trầu làm ổ trong ruột, cơ thể nhiễm độc

Rau muống chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, nếu như chế biến sai cách, loại rau này có thể trở thành “kẻ giết người” nguy hiểm. Bởi rau muống hay các loại rau thủy sinh đều có rất nhiều ấu trùng của sán bã trầu. Nếu rau muốn rửa không kỹ, ấu trùng đó có thể xâm nhập vào cơ thể, nhẹ thì làm viêm, nặng có thể dẫn tới xung huyết, tiết ra độc tố làm phù nề toàn thân, tràn dịch màng tim, màng phổi, có thể dẫn tới tử vong vì suy kiệt.

Bởi vậy khi ăn rau muống, các chị em cần ngâm rửa thật kĩ, nếu ăn sống, cần phải chẻ rau ra và rửa kĩ ở cả bên trong ruột. Khi ăn rau muống, thì nên nấu chín kỹ để giết hết mầm bệnh. Ngoài ra, rau muống là loại rau chứa 90% nước, chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, chất khoáng như sắt, kẽm… nên khi luộc, vitamin sẽ bị hòa tan vào hết với nước rất phí phạm, vì vậy khi chế biến, mọi người không nên luộc, mà thay vào đó, nên chế biến theo phương pháp xào.

Súp lơ cắt rồi mới rửa, nấu ở nhiệt độ cao

Súp lơ có thành phần giàu vitamin và khoáng chất, giúp kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu, củng cố hệ tim mạch, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, súp lơ sẽ không phát huy hết các tác dụng, thậm chí có thể sinh ra các chất gây hại cho cơ thể.

Các chị em không nên cắt súp lơ rồi mới rửa bởi như vậy sẽ làm trôi một phần chất dinh dưỡng có trong rau. Khi chế biến, không nên nấu ở nhiệt độ cao, vì khi đó, nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất giúp ngăn ngừa ung thư sẽ bị mất hết tác dụng. Đặc biệt, nếu các mẹ đang trong giai đoạn đầu mang thai thì không nên ăn nhiều, vì hàm lượng vitamin C trong súp lơ rất lớn, ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ bị sảy thai.

Ăn cà rốt và uống rượu bia cùng lúc

Trong cà rốt có chứa hàm lượng carotene có lợi có sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chị em nấu món móng giò hầm cà rốt cho chồng ăn và uống cùng với rượu hoặc bia sẽ gây nên phản ứng ngược và hình thành chất độc gây hại cho gan. Đây chính là nguy cơ khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là dẫn đến ung thư gan.

Cà chua ăn sống trước bữa ăn hoặc khi đang đói

Trong cà chua có chứa một loại axit kích ứng dạ dày. Do vậy, bạn không nên ăn cà chua trước bữa ăn trong khi bụng đang đói để tránh làm tăng lượng axit trào ngược dạ dày, gây đau bụng, ợ hơi và rối loạn tiêu hóa. Các chị em nên dặn chồng và con nên ăn đệm vài món trước khi ăn cà chua trong salad, khi đó axit trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nhẹ nồng độ.

Ăn giá đỗ sống, giá đỗ chần

5 loại rau quen thuộc nếu chế biến không đúng cách khiến sán bã trầu làm ổ trong ruột, cơ thể nhiễm độc

Các mẹ nên hạn chế cho chồng con ăn giá đỗ chần hoặc giá đỗ sống. Bởi giá đỗ nếu không được nấu chín sẽ sinh ra các chất độc tố, gây hại cho dạ dày, khiến chướng bụng, đầy hơi, hay buồn nôn, chóng mặt.

Cách chế biến rau an toàn và không mất chất

Nấu xong phải ăn ngay: Vì sau khi nấu nếu để càng lâu, thì dưỡng chất trong rau càng không còn. Sau 1 giờ, dưỡng chất trong rau có thể mất tới 75%.

Chớ dại nấu rau lại nhiều lần: Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng trong rau sẽ hoàn toàn bị biến mất, thậm chí hình thành các chất độc hại cho cơ thể.

Đừng bao giờ lưu trữ rau quá lâu: Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng. 20% các chất dinh dưỡng sẽ mất đi ở nhiệt độ thường nếu để sau 1 ngày.

Thời gian nấu rau quá lâu: Các loại rau xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe. Chất nitrate có trong rau xanh khá tốt cho sức khỏe sẽ chuyển thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc, thậm chí là gây ung thư nếu tích tụ lâu ngày.

Theo phunutoday

---------------------

*Xem thêm:

Cách chế biến “đánh bay” ấu trùng giun sán trong hải sản

Hải sản là loại thực phẩm chứa rất nhiều ấu trùng giun sán. Vì vậy, nếu không chế biến đúng cách sẽ gây hại đến sức khỏe người dùng.

Theo BS Nguyễn Tiến Lâm – Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), hải sản là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chế biến các loại đồ ăn này cần đặc biệt lưu ý vì nguy cơ nhiễm bệnh do giun sán thường rất lớn.

BS Lâm cho biết: Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không được chế biến ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh đỉa phổi. Chúng sẽ gây ho, khạc ra máu và có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt…

Bên cạnh đó, các loại cá biển như cá voi, cá heo, cá thu, cá hồi…chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn Anisakia. Nếu ăn phải các ấu trùng của giun trong cá biển thì vài giờ sau, bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn và đau vùng thượng vị mỗi lúc một nặng, có khi đau bụng dữ dội kèm theo các phản ứng dị ứng…

Các chuyên gia khuyến cáo, nên tuân thủ nguyên tắc "ăn chín uống sối" để tránh nhiễm ấu trùng giun sán từ các loại hải sản. Ảnh minh họa

Vì vậy, để loại bỏ nguy cơ gây hại của các loại giun sán có trong hải sản, các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh tốt nhất là “ăn chín uống sôi” vì hầu hết giun sán, trứng hay ấu trùng của chúng đều bị “tiêu diệt” ở nhiệt độ cao.

Các bác sĩ cũng lưu ý, gỏi, nướng hay lẩu hải sản là các món được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để giữ được các giá trị dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo không “rước” ấu trùng giun sán vào trong cơ thể, tốt nhất phải sơ chế cẩn thận các loại hải sản trước khi ăn.

Khi sơ chế cá biển, nên loại bỏ nội tạng cá vì ấu trùng giun sán trong cá thường tồn tại dưới dạng giun xoắn hoặc cuộn chặt không màu thành các ổ tròn bên trong nội tạng.

Với cua biển, cần rửa sạch bằng cách lấy bàn chải cọ sạch các vật bẩn ở chân và càng cua hoặc ngâm cua vào trong nước muối khoảng vài tiếng, sau đó đem ra để ráo nước.

Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc... nên được rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 3-5 tiếng để chúng nhả hết cát và các chất bẩn bên trong rồi mới chế biến.

Các loại hải sản sau khi đã sơ chế cẩn thận cũng phải được nhúng chín (các thớ thịt săn lại, không còn các tia máu đỏ) khi ăn lẩu hoặc đặt trên nhiệt độ cao đối với các món nướng hải sản. Không nên ăn hải sản chưa chín kỹ vì dễ gây đau bụng và tăng nguy cơ nuốt phải các ấu trùng giun sán gây hại cho cơ thể.

Có thể kết hợp ăn hải sản cùng gừng, tỏi, dấm chua vì chúng sẽ trung hòa tính hàn có trong hải sản, hạn chế việc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, tỏi sống, dấm chua còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt nên chúng sẽ giúp diệt trừ được phần nào các vi khuẩn có hại còn sót lại trong hải sản.

Cách chọn hải sản tươi ngon

Với cá: Cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi, mang màu đỏ hoặc đỏ hồng, không nhớt, không có mùi hôi; khi ấn ngón tay vào mình cá, thịt rắn chắc, không để lại vết lõm.

Với mực: Mực ngon là những con dày mình, thịt chắc không bị nát còn mực đã để lâu sẽ chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.

Các loại ngao, sò: Sò, ngao còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, có mùi tanh thì không nên mua.

Cách chọn cua: Dùng tay ấn vào yếm cua, nếu cứng là cua có nhiều thịt. Cua ngon nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, yếm to.

Cách chọn tôm: Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh.

Theo Linh Chi (GĐXH)