Ăn bánh bao bị nghẹn thì tuyệt đối đừng uống nước, nếu không hậu quả thật khó lường

Nói đến bị mắc nghẹn bánh bao, việc đầu tiên là không được uống nước. Ăn bánh bao khô vào bụng, khi uống nước vào, bánh sẽ nở ra. Nếu chưa nuốt bánh vào bụng thì sẽ bị nghẹn ở cổ họng, càng nguy hiểm hơn.

Ăn bánh bao bị nghẹn thì tuyệt đối đừng uống nước, nếu không hậu quả thật khó lường

Trong thực tế mọi người đều có sự hiểu biết sai lầm khi cho rằng khi bị nghẹn thì phải uống nước. Thật ra như vậy chỉ làm nặng thêm và dễ gây ra sặc. Nếu không cẩn thận bị sặc vào trong phổi, còn dẫn đến tắt thở. Nếu nghiêm trọng hơn, còn gây ra viêm phổi do hít phải (còn gọi là viêm phổi do rối loạn nuốt).

Sai lầm thứ hai chính là chỉ chờ đợi đến bệnh viện cấp cứu. Thật ra nên lập tức tiến hành hồi sinh tim phổi khi gặp trường hợp như thế.

Nếu như nhìn thấy có người sắc mặt xanh ngắt hoặc tím tái, 5 phút đầu tiến hành ép ngực là hiệu quả nhất, đây cũng là giờ vàng cứu chữa. Nếu không kịp thời cứu chữa, cho dù người đến sau có tiến hành cấp cứu, trong não vẫn bị thiếu oxy. Chức năng nội tạng cũng yếu đi, cho nên thân thể sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vị trí ép ngực ở chỗ đường thẳng hai đầu ti cắt ngang xương ức. Bạn cần tiến hành ép ngực 100 nhịp/phút, ép liên tục cho đến khi bệnh nhân có phản ứng thì thôi. Nếu xảy ra chuyện mà không biết làm gì thì hồi sinh tim phổi cũng là một cách.

Trường hợp cổ họng bị mắc nghẹn thì chúng ta phải xử trí như thế nào?

Lấy một ví dụ. Cách đây không lâu, có một đứa bé bị sợi mì làm mắc nghẹn, người mẹ móc họng của đứa bé, đứa bé quá kinh tởm liền nôn ra hết. Khi đứa bé được đưa đến bệnh viện, bộ mặt xanh lè lúc đầu của em đã được khôi phục lại bình thường.

Cách cấp cứu trong tình huống xuất hiện mắc nghẹn: cần phải lập tức bế đứa bé lên, một tay nhéo vào hai bên xương gò má của bé, cánh tay đè lên trước ngực của bé, tay kia đỡ lấy phần sau gáy, úp mặt bé xuống để dễ dàng nôn ra.

Ăn bánh bao bị nghẹn thì tuyệt đối đừng uống nước, nếu không hậu quả thật khó lường

Dưới đây là những thức ăn dễ dàng khiến người già và trẻ nhỏ xảy ra mắc nghẹn khí quản.

1. Thạch trái cây

Người già và trẻ nhỏ nhai nuốt thạch trái cây rất dễ xảy ra tai nạn. Chúng ta không thể sơ xuất chủ quan! Lời khuyên dành cho các phụ huynh khi để người già và trẻ nhỏ ăn thạch trái cây là không nên đưa hết một miếng to, có thể cắt nhỏ ra rồi mới đưa cho người già và trẻ nhỏ ăn.

2. Quẩy thừng, kẹo

Những thức ăn khó nhai vốn dĩ rất dễ gây mắc nghẹn thường không thích hợp cho người già và trẻ em ăn. Nếu như thực sự muốn cho người già và trẻ em ăn, khuyên bạn nên đập vụn nát thành viên nhỏ.

3. Mực khô xé sợi

Các món ăn vặt dạng sợi quá dài, cắn vào cảm thấy quá cứng như mực khô xé sợi, thịt bò khô… đều không thích hợp cho người già và trẻ em ăn.

4. Bơ đậu phộng (bơ lạc)

Độ dính quá cao, không thích hợp cho người già và trẻ em ăn.

5. Các loại hạt

Vì chúng có thể tích quá nhỏ, nhiều lúc người già và trẻ em có thể chưa kịp nhai đã nuốt vào bụng rồi, rất dễ mắc nghẹn.

6. Trái cây quả nhỏ

Loại trái cây có quả nhỏ hình tròn nhưng bên trong lại có hạt không thích hợp cho người già và trẻ em ăn như nhãn, nho, quả cherry v.v.. Có thể tách hạt ra rồi mới cho người già và trẻ em ăn.

7. Rau có nhiều sợi nhỏ

Loại rau có nhiều sợi nhỏ không dễ cắn đứt không thích hợp với người già và trẻ em như là rau cần, giá đỗ.

8. Miếng thịt lớn

Miếng thịt quá lớn thì người già và trẻ em không thể nhai nát được, nếu miễn cưỡng nuốt vào thì rất dễ bị nghẹn. Vì vậy nên cắt thành miếng thịt mỏng dễ ăn.

9. Sợi mì dài

Sợi mì quá dài thì người già và trẻ em sẽ không thể nuốt dễ dàng, nếu ăn theo kiểu mút thì cũng rất dễ bị nghẹn. Trước khi nấu có thể cắt mì thành những sợi ngắn.

10. Cá nhiều xương

Khuyên bạn nên lựa chọn loại cá ít xương để chế biến, nếu không khi ăn rất dễ mắc nghẹn và đâm vào thực quản hay vòm miệng của người già và trẻ em.

Nhất định phải ghi nhớ những thức ăn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày và phương pháp cấp cứu khi cổ họng bị mắc nghẹn! Để tránh xảy ra chuyện đáng tiếc, mau chia sẻ để mọi người đều biết. Cứu một mạng người, hơn xây bảy toà tháp!

Theo DKN