Bỏ ăn sáng, cơ thể bạn sẽ thay đổi ra sao?

Bỏ bữa sáng có thể là làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một giấc ngủ dài từ 6-8 giờ, cơ thể có xu hướng mất nước và cần cung cấp dinh dưỡng. Vì vậy, bữa sáng với các món bổ dưỡng giúp cơ thể kịp thời bổ sung năng lượng và khởi đầu ngày mới năng động hơn. Việc bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng ngay lập tức mà còn gây ra các bệnh mãn tính.

5 tác hại trực tiếp lên cơ thể nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng

bo-an-sang-co-the-ban-se-thay-doi-ra-sao

Ảnh minh họa

 

Luôn thèm ăn, gây tăng cân

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bỏ bữa sáng có thể làm tăng cảm giác thèm ăn vì sẽ dẫn đến giảm lượng đường trong máu, kích hoạt giải phóng hóc môn "gây đói", gây thèm đồ ngọt hoặc nhiều calo, dẫn đến ăn vặt không lành mạnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra, việc bỏ bữa sáng có thể dẫn đến ăn quá nhiều vào cuối ngày, góp phần tăng cân theo thời gian.

Tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Không ít người mắc bệnh dạ dày xuất phát từ việc bỏ ăn sáng. Điều này được lý giải do bụng bị bỏ đói trong một thời gian dài làm cho dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều nhưng không có gì để tiêu hóa nên axit dạ dày quay ngược lại tấn công niêm mạc dạ dày và kết quả là xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày, ợ nóng, ợ chua.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Việc bỏ bữa sáng ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch do cơ thể con người bị hạ đường huyết, tăng huyết áp, gây tắc nghẽn động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bị bệnh tim mạch mạn tính, nhất là bệnh đột quỵ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Không ăn sáng khiến sự lưu thông máu giảm nên cơ thể không sản xuất đủ hormone để điều tiết quá trình chuyển hóa, từ đó làm đường huyết bị rối loạn và kết quả sẽ xuất hiện của hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi và nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Giảm khả năng tập trung 

Bỏ bữa sáng dễ khiến đường huyết bị hạ, năng lượng cung cấp cho não bộ giảm xuống và làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tập trung kém.

Ngoài ra, một tác hại của việc không ăn sáng rất dễ thấy - cơ thể bị bỏ đói khiến tâm trạng dễ cáu gắt, cảm giác bứt rứt, bồn chồn và khả năng nhìn bao quát mọi việc trở nên kém hơn. Nguyên nhân của những điều này là do hormone stress sản xuất ra quá nhiều và kết quả là bạn rất dễ nổi giận và bực tức.

Lão hóa nhanh

Việc bỏ bữa ăn sáng khiến cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Khiến da bị khô, rám, không còn chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng xuất hiện nếp nhăn, thường gặp nhất là ở vùng mắt và mặt.

Nên ăn sáng thế nào để tốt nhất?

Bữa ăn sáng là một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, ăn sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng để bạn hoạt động một ngày dài. Cơ thể sẽ không mệt mỏi, làm việc sẽ tập trung hơn.

Theo hội dinh dưỡng, một bữa ăn sáng đủ chất dinh dưỡng gồm có tỷ lệ lượng Carbohydrate chiếm khoảng 60%, Protein chiếm 10% đến 14%, chất béo khoảng 25% đến 30% trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể trong ngày.

Các món chứa tinh bột chủ yếu là cơm, bánh mì, ngũ cốc, bún, phở. Thực phẩm giàu Protein là trứng, sữa, các loại đậu và sản phẩm từ đậu, các loại thịt. Các loại hạt như ngô, hạnh nhân, óc chó… cung cấp lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sức khỏe.

Theo GiaDinh