Cách xử lý khi bị đốt bởi các loại côn trùng thường gặp

Gần đây nhà mình gặp rất nhiều trường hợp bị côn trùng cắn, may mà có người nhà làm trong y tế nên cũng biết xử lý đúng cách, nay mình xin chia sẻ với mọi người để có thể áp dụng nếu bị các loại côn trùng thường gặp đốt nhé.

1.Ong

Trước hết, mọi người hãy đưa người bị đốt ra khỏi nơi có ong, cố gắng trấn tĩnh người bị ong đốt. Sau đó hãy dùng kẹp nhổ tóc để nhổ, hoặc dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại,… để gạt và lấy ngòi ong ra, như vậy sẽ giúp giảm đau cũng như vết thương sẽ mau lành hơn.

Tiếp đến, mọi người hãy rửa sách vết đốt với xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, dùng đá lạnh để chườm xung quanh vết đốt, tránh chườm trực tiếp lên vết đốt, ngoài ra ta còn có thể dùng mật ong, vài lát hành tươi hoặc lát khoai tây để làm giảm đau. 

Hãy dùng các loại kem bôi sát trùng có kem có thành phần hydrocortisol, thuốc giúp giảm đau có benzocaine để giảm đau, chống viêm tại chỗ vết đốt.

Nếu có từ 10 vết đốt trở lên, bị đốt vào mặt, cổ họng, miệng hoặc có những triệu chứng như khó thở, vàng mắt, vàng da, sốt cao, mẫn ngứa, mệt đuối sức thì nên đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất để được điều trị đầy đủ hơn.

2. Bọ xít

Trước hết, hãy rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh 5 phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối ngày 3 đến 4 lần.

Dùng nước muối loãng 9% chấm ngày 3 – 4 lần nếu là vết hồng ban hoặc dán miếng dán có nitroglycerin lên vết đốt hạn chế co mạch, tránh loét.

Khi bị bọ xít hút máu đốt không nên gãi nhiều có thể gây nên vết thương hở da, bội nhiễm. Khi cơ thể có các phản ứng lạ như nổi mẩn toàn thân, khó thở, mệt, vết thương bị phù nề… cần đến ngay cơ sở y tế để khám. 

3. Rết

Nếu chỉ là vết thương nhỏ, mọi người có thể dùng dầu gió hoặc kem bôi sát trùng để thoa, sẽ giúp giảm đau.

Đối với vết thương lớn gây chảy máu, hãy dùng dây, vải cột ở phía trên vết thương để chất độc gây truyền lên tim. Để làm giảm đau tại chỗ, mọi người hãy dùng tỏi, lá húng chanh giả nhuyễn để đắp lên vết thương.

Nếu có các triệu chứng trúng độc như buồn nôn, mệt lã người, sốt, nổi mẫn... thì mau chóng đưa nạn nhân đến trung tâm ý tế gần nhất.

4. Nhện & bọ cạp 

Nếu bị nhện nhà/bọ cạp nhỏ cắn, có thể lấy nước bọt, kem đánh răng, nhai nhỏ hạt gạo với tác dụng trung hòa axit, để bôi vào các chỗ bị thương. Thông thường, loại này thường có ít độc tố hơn.

Tuy nhiên, nhện rừng/bọ cạp rừng lại chứa nhiều độc có thể gây chết người. Nếu bị nhện rừng cắn, có biểu hiện sưng to, đau nhức nặng thì cần phải tới các bệnh viện để khám và điều trị.

5. Muỗi

Nếu bị muỗi đốt, điều trước tiên cần phải làm đó chính là không được chạm hoặc gãi vết đốt, như thế sẽ gây nhiễm trùng cũng như có thể gây loét vết đốt đấy. 

Để giảm ngứa, mọi người có thể dùng kem đánh răng có vị the, hoặc nước cốt chanh. Mật ong cũng giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như tránh để lại vết thâm nữa đấy. 

Nhưng nếu có những dấu hiệu như sốt liên tục, nổi mẫn đỏ, những dấu hiệu của sốt xuất huyết... mọi người nên đến các trung tâm y tế gần nhất để được điều trị nhé.

Cách đề phòng

- Để tránh các loại côn trùng kể trên, mọi người hãy tường xuyên vệ sinh nơi ở, đặc biệt là những nơi ẩm thấp, nước đọng... 

- Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng để tránh tạo môi trường sống cho các loài côn trùng.

- Sử dụng các sản phẩm đuổi côn trùng tư nhiên không gây hại cho sức khỏe như vỏ cam, tỏi, giấm, tinh dầu, dưa chuột, hành, sả...(đương nhiên là phải chăm cây thường xuyên để côn trùng không làm tổ nhé   )

Mình hy vọng đã cung cấp cho mọi người thông tin hữu ích cho cuộc sống hằng ngày 

Theo webtretho