là món ăn truyền thống và thường xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, mắm tôm, mắm tép cũng là “nghi can” số một gây tiêu chảy cấp nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là với những người có hệ tiêu hóa kém.
Trao đổi với Báo Tổ quốc, ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) cho biết, trong mùa nắng nóng có 1 thứ rất dễ nhiễm khuẩn đó là: Các loại mắm, đặc biệt là mắm ruốc, mắm tôm.
Bác sĩ khuyến cáo: "Mắm là thứ rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, nên hạn chế ăn mắm tại các quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm", ThS BS Đặng Ngọc Hùng nói.
Ở một số vùng ven biển, làm mắm tôm, mắm tép rất đơn giản. Lấy tôm, tép sống ướp với muối, tức là dùng áp suất thẩm thấu của muối ăn để hạn chế sự hoạt động của vi sinh vật. Sau một thời gian phơi nắng nhất định sẽ tạo thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất mắm tôm, mắm tép nguồn nguyên liệu sạch hay không sạch rất quan trọng dẫn đến chất lượng các sản phẩm sau này. Nếu nguồn nguyên liệu không đảm bảo dẫn đến vi sinh vật gây bệnh lưu lại hoặc phát triển, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Các chuyên gia khuyên rằng, mắm các loại khi đã pha chế chính là môi trường cực tốt để vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, mắm không sử dụng hết thường được bảo quản khá sơ sài rồi để bên ngoài nên dễ dàng bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm, mắm tép. Vì thế cần kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu muốn ăn mắm tôm, mắm tép bạn cần chọn đúng loại mắm tôm sạch để ăn.
- Mắm sạch thường được che đậy cẩn thận, đặt ở khu vực yếm khí, không phơi ngoài trời, luôn luôn được đóng cửa để hấp thụ nhiệt, mắm sẽ lên men từ từ, tự nhiên và ổn định. Hai nguyên liệu chính là moi tươi, muối biển phải thật sạch.
- Nếu bằng quan sát để nhận biết thì, sản phẩm tốt sẽ đặc sền sệt, có màu sáng, màu đỏ đẹp không bị đen, xám; có mùi thơm đặc trưng của mắm tôm quá trình lên men. Còn loại không tốt có mùi nặng hay còn gọi là mùi khắm, mùi thum thủm của hợp chất phân hủy.
Mặc dù hàm lượng purine có trong mỗi con tép không quá cao như với tôm hay cua, nhưng với người mắc bệnh gút thì nó cũng ít nhiều có ảnh hưởng. Triệu chứng bệnh hay sự đau nhức sẽ đến nhanh chóng nếu bạn bổ sung thực phẩm này quá nhiều vào cơ thể.
Nếu cơ địa của bạn bẩm sinh đã không ăn được các loại hải sản khác nhau như tép, tôm hay cua thì hiển nhiên, mắm tép sẽ bị liệt vào danh sách 'đen'. Nó trở thành món ăn cấm kỵ mà người dị ứng không thể động đũa vào.
Triệu chứng ho thường là hệ quả của việc viêm đường hô hấp. Nếu như bạn ăn nhiều hải sản, trong đó có tép, sẽ khiến các triệu chứng trở nặng. Trong khi đó, phần đầu, vỏ của con tép khi được giữ nguyên trong mắm có thể khiến bạn khó chịu hơn.
Ngoài ra, hầu hết các loại mắm tép, dù là vùng miền nào thì cũng có mùi vị riêng. Nó khá tanh với nhiều người. Vì thế, bạn sẽ thấy không quá thích ứng với hương vị này.
Các phân tích từ chuyên gia cho thấy, tình trạng đau mắt đỏ của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn ăn quá nhiều thủy hải sản. Bất kể là tép, tôm hay cua và cá, mực đều nên hạn chế tối đa cho tới khi khỏi hẳn.
Vị tanh của mắm cùng với chất muối thường gây kích ứng vùng cổ họng. Nó làm co thắt cơ khí quản. Khi đó, những cơn hen sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu bạn ăn quá nhiều mắm tép, mắm tôm.
Mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc thường có hàm lượng muối rất cao. Vì vậy, sau khi ăn lượng muối cao sẽ tăng thêm chất trao đổi từ tuyến thượng thận, làm cho mạch máu co rút, nước và muối bị ứ trệ trong cơ thể, tăng áp lực cho sự lưu thông của máu, khiến huyết áp tăng cao, gây biến chứng nguy hiểm khác như phì đại tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường...
Theo GiaDinh