Hiểm họa đe dọa sức khỏe từ món cà phê pha ớt tại Trung Quốc nổi tiếng trên mạng xã hội

Mới đây, một quán cà phê tại Trung Quốc đã sáng tạo nên món cà phê latte cay có thêm ớt cắt lát và bột ớt đã bán được hơn 300 cốc mỗi ngày và trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội

Tháng 12/2023, quán cà phê Jingshi Coffee ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc đã sáng tạo ra món đồ uống độc đáo - cà phê latte cay và lập tức gây sốt trên cộng đồng mạng, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Có tới hơn 300 cốc được bán ra mỗi ngày. Món cà phê mới của Jingshi Coffee đáp ứng được thị hiếu của khách hàng tại địa phương ăn cay nhất Trung Quốc, do đó luôn có rất nhiều người tới thưởng thức thường xuyên.

Trong một đoạn video lan truyền trên Douyin cho thấy, nhân viên của quán đã cho ớt cắt lát vào cốc latte đá rồi đổ bột ớt vào trước khi mang ra cho khách. Cà phê cay có giá khoảng 20 nhân dân tệ (68 nghìn đồng), được gọi là Jiangxi Spicy Latte.

Trên thực tế, món cà phê cay được pha thêm các loại ớt không còn mới lạ, bởi từ năm 2021, tại Australia, một cửa hàng tên Chilli Coffee đã tung ra các loại cà phê cay đóng gói, giá dao động 9-230 USD tùy khối lượng. Sản phẩm được mô tả là "đạt giải thưởng về cà phê và nhận nhiều sự yêu thích trong các lễ hội ớt và tiệc nướng".

Tuy thú vị nhưng các chuyên gia cảnh báo lạm dụng thức uống này có thể gây hại cho sức khỏe. Tổ chức Crohn's & Colitis Foundation đã liệt kê thực phẩm cay nhiều vào danh sách các món ăn có thể gây ra hội chứng ruột kích thích (IBS).

hiem-hoa-de-doa-suc-khoe-tu-mon-ca-phe-pha-ot-tai-trung-quoc-noi-tieng-tren-mang-xa-hoi

Các chuyên gia cảnh báo, nếu lạm dụng cà phê cay thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Theo Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Mỹ, ớt chứa nhiều capsaicin, tạo ra cảm giác đau gửi về não, khiến miệng và lưỡi có cảm giác bỏng rát. Vị cay có thể gây đau bụng, tiêu chảy, đau ngực, đau đầu và nôn mửa. Trong một số ít trường hợp, ớt rất cay gây đau đầu như búa bổ hoặc nôn mửa nặng, tổn thương thực quản. "Khi tiêu thụ nhiều capsaicin có thể làm tổn thương đường tiêu hóa vì nó được hấp thụ nhiều ở dạ dày và ruột non", Tiến sĩ, bác sĩ Fazia Mir, phát ngôn viên của Hiệp hội tiêu hóa Mỹ cho biết, nói thêm một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu tế bào thực nghiệm tháng 8/2022 cũng đã kiểm chứng điều này.

Công trình được công bố trên trang Food tháng 3/2022 cho biết, hấp thụ nhiều capsaicin gây ức chế sản xuất axit dạ dày, gây viêm dạ dày và biến đổi cấu trúc của hàng rào bảo vệ thành ruột. Theo Johns Hopkins Medicine - Hệ thống y tế hàng đầu của Mỹ, đồ ăn quá cay là một trong những nguyên nhân gây viêm thực quản và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

"Đối với những người đặc biệt nhạy cảm với capsaicin, thậm chí hít phải nó cũng có thể gây ra cơn hen suyễn. Ăn nhiều capsaicin có thể gây co thắt phế quản ở những bệnh nhân này", tiến sĩ Mir nói.

Trong Đông y, các thực phẩm cay có tính nóng, tốt trong việc tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh. Tuy tốt nhưng bệnh nhân dạ dày, tim, thận, sỏi mật, viêm loét miệng, trĩ, hay phụ nữ mới sinh con không nên ăn cay. Vị cay có thể gây ra các vết loét lở dạ dày.

Hơn hết, các nguyên tố cay đều phải thông qua thận để thải ra ngoài, trong quá trình này sẽ gây tổn thương đến tế bào thận. Tác dụng kích thích của các gia vị cay cũng khiến tuần hoàn máu tăng lên đột ngột làm nhịp tim người mắc bệnh càng nhanh hơn, có thể dẫn tới truỵ tim mạch. Thêm vào đó, ăn đồ cay gây kích thích búi trĩ, khiến tình trạng sưng phù, xung huyết nghiêm trọng hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo những người bị bệnh tiêu hóa, dạ dày, trào ngược... nên hạn chế đồ uống này, tránh các nguy cơ tiền mất tật mang.

TCVN 5250:2015 - Tiêu chuẩn áp dụng dành cho cà phê rang

Cà phê rang (roasted coffee)

Sản phẩm thu được sau khi rang cà phê nhân (Theo 2.12 của TCVN 4334:2007).

Hạt tốt (good bean)

Hạt được rang chín đều.

Hạt lỗi (defective bean)

Hạt sau khi rang có màu sắc khác hẳn màu của khối hạt hoặc có màu đậm đến quá đậm hoặc cháy đen.

Mảnh vỡ (fragment/broken piece)

Mảnh nhân bị vỡ có thể tích nhỏ hơn một nửa nhân nguyên (Theo TCVN 4334:2007)

Yêu cầu kỹ thuật đối với nguyên liệu

Các chỉ tiêu lý - hóa của cà phê bột được quy định trong bảng dưới đây:

hiem-hoa-de-doa-suc-khoe-tu-mon-ca-phe-pha-ot-tai-trung-quoc-noi-tieng-tren-mang-xa-hoi

Về phương pháp thử

Xác định độ mịn, theo TCVN 10821:2015.

Xác định độ ẩm, theo TCVN 7035:2002 (ISO 11294:1994).

Xác định hàm lượng cafein, theo TCVN 9723:2013 (ISO 20481:2008).

 Theo VietQ