Mì ăn liền có thực sự gây ung thư?

Đối với nhiều người, mì ăn liền không những nhanh, tiện lợi mà còn là món khoái khẩu.

Thế nhưng, nhiều tin đồn cho rằng việc ăn mì gói có thể gây ung thư, khiến nhiều người ngần ngại về việc tiếp tục sử dụng món ăn này. Cùng tìm hiểu xem ý kiến của chuyên gia về điều này nhé.

Trong mì gói có thực sự chứa nhiều chất bảo quản?


Công nghệ chế biến mì ngày nay hạn chế tối đa việc sử dụng chất bảo quản. (Ảnh: Internet)

Với công nghệ sản xuất mì ăn liền ngày nay, các dây chuyền sản xuất đã khử toàn bộ nước trong sợi mì khiến cho môi trường sinh sản của các vi sinh vật bị triệt tiêu hoàn toàn. Không có nước, các loài nấm mốc, vi khuẩn không thể sinh sôi. Chính vì thế, mì ăn liền ngày nay dù không có chất bảo quản vẫn có thể giữ được lâu ngày. 

Mì ăn liền sẽ khiến bạn rụng tóc?


Nếu chỉ ăn mì gói mà không bổ sung chất gì khác, bạn có thể bị rụng tóc. (Ảnh: Internet)

Việc rụng tóc chỉ xảy ra khi bạn thường xuyên ăn mì gói không bổ sung thực phẩm khác. Lí do dễ hiểu của việc này là vì thực tế trong mì gói không hề có chất dinh dưỡng nào, nhất là không có protein. Việc chỉ ăn mì gói mà không ăn các thực phẩm khác sẽ khiến cơ thể không được cung cấp protein các các chất cần thiết khác, do đó gây ra rụng tóc. 

Ăn mì ăn liền trong tô giấy dễ bị ung thư?

Chất sáp trên tô giấy không đủ để gây ung thư. (Ảnh: Internet)

Theo nhiều thông tin trái chiều, chất sáp trên tô giấy của mì ăn liền sẽ có khả năng cao khiến chúng ta bị ung thư. Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc đại học Tokyo khẳng định, sáp sẽ khiến cho các chất mỡ phân giải và bài tiết ra khỏi cơ thể. Chỉ khi hàm lượng sáp trong cơ thể quá nhiều và không bài tiết ra nhiều mới có thể dẫn đến ung thư, mà gan thận của chúng ta luôn dễ dàng thực hiện bài tiết được chất sáp này ra ngoài. 

Nấu mì nếu cho gia vị trước sẽ gây ung thư?

Thực tế là, gia vị mì ăn liền nấu trong 100 độ của nước sôi, hoặc đun quá 10 phút thì không hề phát sinh một độc tố gây ung thư nào. Các chất gây ung thư chỉ nảy sinh ra khi đun quá 200 độ trong hơn một tiếng đồng hồ thì mới phá sinh chất gây ung thư.

Mì ăn liền có thực sự gây ung thư?

Nhiều người vẫn giữ niềm tin rằng việc ăn mì gói có thể gây ung thư. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học xác thực cho thấy việc ăn mì gói có tìm ẩn nguy cơ ung thư. 

Có hai phương pháp chế biến mì ăn liền, một là công nghệ cũ dùng dầu chiên các sợi mì, hai là công nghệ mới sấy khô các sợi mì . 

Cách dùng dầu chiên có sử dụng thêm chất kháng dầu, chất chống oxy hóa, chất ngăn ngừa axit hóa...Các chất này trên thực tế có tìm ẩn nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, hàm lượng sử dụng trong dây chuyền chế biến mì ăn liền của các chất này rất nhỏ, không thể nào gây ra ung thư như nhiều lời đồn thổi được.

Thay lời kết


Hãy ăn mì đúng cách để không gây hại đến sức khỏe. (Ảnh: Internet)

Ăn nhiều mì gói thực sự rất có hại cho sức khỏe như gây béo phì, tạo gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa, gây nóng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn mì gói có thể gây ung thư vẫn chưa được một tài liệu khoa học nào chứng thực. Hãy ăn mì ở mức độ vừa phải, đúng cách để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn nhé. 

Theo Thế giới trẻ