Những tác hại tiềm ẩn từ phẩm màu thực phẩm

Vịt quay, giò chả, chim rán hay hạt dưa, mứt kẹo, thậm chí cả nước giải khát... tất cả những loại thức ăn phổ biến này đều được nhuộm màu thực phẩm.

Lượng phụ gia này có thể tiềm ẩn những hiểm họa với sức khỏe. Không phải tất cả các loại thực phẩm được nhuộm màu đều gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, để nhận biết được sự độc hại của phẩm màu trong thực phẩm thì không thể kiểm tra được bằng mắt thường, thậm chí đối với những người làm việc lâu năm trong các Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phẩm màu thực phẩm là gì?

Phẩm màu thực phẩm là một nhóm những chất có mầu được dùng làm phụ gia thực phẩm, để tạo ra hoặc cải thiện màu sắc của thực phẩm, nhằm làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm. Nếu sử dụng tùy tiện, không đúng chủng loại, không đảm bảo độ tinh khiết và không đúng liều lượng thì phẩm màu sẽ là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh cho người sử dụng.

tác hại phẩm màu thực phẩm

Những tác hại tiềm ẩn từ phẩm màu thực phẩm mà người tiêu dùng cần biết và thận trọng khi sử dụng.

Phẩm màu được chia làm hai loại chính. Phẩm màu tự nhiên, là các chất mầu được chiết suất ra hoặc được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ (thực vật, động vật) sẵn có trong tự nhiên. Phẩm màu tổng hợp hóa học là các phẩm mầu được tạo ra bằng các phản ứng tổng hợp hoá học.

Những tác hại tiềm ẩn từ phẩm màu thực phẩm

Những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư, như tương ớt có phẩm màu đỏ Sudan và hạt dưa nhuộm phẩm màu đỏ Rhodamine B.

Tất cả màu thực phẩm nhân tạo độc hại đã bị Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cấm từ lâu, nhưng có 5 loại vẫn tồn tại trong chợ Việt Nam là màu thực phẩm: Blue1, 2; Red 3; Green 3; và Yellow 6 – đây đều là những chất có thể gây ra ung thư khi thí nghiệm ở động vật.

Một nghiên cứu trước đây của Cục Quản lý tiêu chuẩn thực phẩm Anh cho thấy, việc dùng thường xuyên thực phẩm có màu công nghiệp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, khiến chỉ số IQ giảm ít nhất 5,5 điểm. Hiện màu công nghiệp vẫn được dùng khá phổ biến trong một số thực phẩm cho trẻ em như thạch, nước trái cây, đồ ăn nhanh, kẹo bánh...

Theo cơ quan quản trị thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) thì chất màu đỏ số 2 (Red No.2) lúc đầu được phép dùng, sau đó bị cấm vì chất này có thể gây ung thư. Một phẩm màu nhân tạo khác là chất màu vàng số 5 (Yellow No.5) còn gọi là tartrazine hay gây dị ứng, ngứa ngáy cho một số người. Chất này hay được dùng làm nước uống, đồ tráng miệng, rau cải chế biến, dược phẩm…

Cũng vì vậy mà cơ quan FDA bắt buộc phải ghi rõ nhãn hiệu có trộn chất này, hầu giúp cho người tiêu dùng nếu cơ địa thường dị ứng thì tránh mua sản phẩm này. Khi bạn uống một viên thuốc màu xanh hoặc ngậm một thẻ kẹo dẻo có màu đỏ, bạn có thể an tâm khỏi lo lắng vì rằng mọi màu sắc đã được kiểm soát chặt chẽ. Dẫu sao chúng ta cũng cần nên hạn chế việc dùng các thực phẩm có màu vẫn tốt hơn.

Cách nhận biết món ăn sử dụng phẩm màu thực phẩm hóa học

Thực phẩm được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn đồ ăn dùng màu tự nhiên.

Theo Phương Vũ (GĐO)