Vỏ châu Âu - ruột Trung Quốc

Sự nổi dậy của kinh tế Trung Quốc kéo theo không ít các công ty ăn nên làm ra thâu tóm nhiều thương hiệu đến từ châu Âu, châu Mĩ.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang ngày càng để ý tới những công ty châu Âu, đặc biệt là những cái tên danh tiếng. Gần đây, họ bắt đầu quan tâm tới khu trung tâm thương mại cao cấp Potsdamer Platz ở Berlin và hãng sản xuất săm lốp Pirelli của Italy. Vì một số lý do nào đó, châu Âu lại tỏ ra chào đón với giới đầu tư Trung Quốc, kể cả là doanh nghiệp nhà nước, hơn là với công ty Nga.

Bang Michigan - với thành phố công nghiệp ôtô Detroit - một trong những điểm đến đầu tiên của các nhà đầu tư Trung Quốc, với hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Con số này dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ sự bảo trợ của Hiệp Hội các DN Trung Quốc tại Detroit (DCBA).

Tại California, hàng trăm công ty Trung Quốc đang hoạt động, trong đó phần lớn được thành lập mới hoặc mua lại của người Mỹ.

Thương vụ với Pirelli nhằm vào yếu tố thứ hai. Người mua là Công ty Săm lốp và Cao su Quốc gia Trung Quốc, thuộc địa gia quốc doanh ChemChian, với 20 triệu chiếc lốp được bán ra mỗi năm. Nhưng không mấy ai từng nghe tới thương hiệu Rubber Six and Aeolus của hãng này.

MG - Một hương hiệu ô tô lớn của Anh đã bị Trung Quốc mua lại

MG - Một hương hiệu ô tô lớn của Anh đã bị Trung Quốc mua lại

Cái họ cần là một lịch sử huy hoàng và danh tiếng lừng lẫy như của Pirelli. Công ty Italy này dường như đã được định giá quá cao - với giá cổ phiếu gấp 23 lần lợi nhuận. Tuy nhiên nó lại có giá trị thương hiệu cao thứ 5 thế giới.

Với một nhà thầu tham vọng có ngân sách và khả năng sản xuất hùng mạnh, Pirelli quả thực là một mục tiêu lý tưởng. Vốn hóa thị trường của hãng chỉ vào khoảng 7,5 tỷ USD (không là gì so với doanh thu 40 tỷ USD năm ngoái của ChemChina). Danh tiếng của nó sẽ đưa tên tuổi của gã khổng lồ Trung Quốc ra quốc tế. Thương vụ này có những nét tương đồng như khi Geely của Trung Quốc mua lại Volvo. Geely không chỉ muốn tiếp thu công nghệ, mà còn nhằm xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, vấn đề chính là ở chỗ đó. Hầu hết đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu đều đổ vào những công ty có uy tín lâu năm. Với các công ty tư nhân, việc này không đáng ngại, như Hony Capital mua Pizza Express, Fosun International và Ping An Insurance đầu tư vào Potsdamer Platz, hay Geely thâu tóm Volvo. Ngày nay kinh doanh xuyên quốc gia đã trở nên rất phổ biến.

Năm ngoái, thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và thủ công (CGIA) ở Mestre, thuộc Veneto - một trong những vùng công nghiệp phát triển nhất Italy, cho thấy số lượng DN Trung Quốc hoạt động ở nền kinh tế lớn thứ ba trong EU này đã tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi đó, số doanh nghiệp Italy giảm 1,6% vì khủng hoảng.

Hiện số DN Trung Quốc đăng ký hoạt động tại Italy đã lên tới 66.000, đứng sau Romania (67.000) và Maroc (72.000), nhưng lại có số vốn đầu tư và số lượng nhân công lớn nhất.

Tại Ấn Độ, nhiều nhà máy thép mới được xây dựng bởi DN Trung Quốc đang mọc lên tại chính quê hương của ngành thép nước này - Jharkhand.

Tờ Diplomat cho biết, 2014 là năm đầu tiên đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vượt qua các khoản đầu tư trong nước với tổng giá trị lên tới gần 130 tỷ USD.

Sự bùng nổ các hoạt động thâu tóm ở nước ngoài của DN Trung Quốc khiến nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, lo ngại. Quốc hội Mỹ thậm chí đã cảnh báo Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS) về những rủi ro có thể xảy ra.

Hay tại Đức, một số chuyên gia nước này lo ngại, các DN nước này sẽ phải trả giá cho sự chủ quan trước giấc mộng trở thương hiệu toàn cầu của DN Trung Quốc, giống như kết cục thua của ngành công nghiệp máy ảnh trong trận đấu với Nhật nhiều thập kỷ trước.

Cao Phong (Báo NTD)