Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi

Trẻ bị bỏng nước sôi, nếu không được sơ cứu cũng như đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành, thành thương tật vĩnh viễn.

Ngày 1/11, khoa Khám bệnh Cấp cứu lưu -  bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bé Nguyễn Thành T. (2 tuổi) thường trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong tình trạng bị bỏng nước sôi, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rột tróc ra. Các bác sĩ cấp cứu cho biết bé bị bỏng nặng độ I. II, diện bỏng rộng, chiếm 36% vùng ngực, bụng, 2 tay và đùi. Vì được tiên lượng bệnh nhân nặng, bé được chuyển thẳng vào phòng mổ cấp cứu.

cach-so-cuu-khi-tre-bi-bong-nuoc-soi

Bé trai 2 tuổi bị bỏng nước sôi. Ảnh: VTC News.

 Một vụ việc tương tự xảy ra vào tháng 2 năm nay: Một bé trai 17 tháng tuổi, tại trú xã Thạch Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cũng nhập viện trong tình trạng bỏng ở vùng đầu, mặt và 2 bàn chân. Được biết, bé bị bỏng trong lúc ông nội xuống bếp đun nước sôi pha trà; nhưng do bất cẩn, nên nồi nước sôi mới đun xong đã đổ trúng người bé.

Cả hai trường hợp đều được các bác sĩ nhận định rằng được người nhà sơ cứu, hoặc chuyển viện sơ cứu đúng cách, tới bệnh viện kịp thời. Trong khi đó nhiều trẻ không được sơ cứu, đưa đến cơ sở y tế chữa trị kịp thời có thể dẫn vết thương nhiễm trùng, lâu lành, thành thương tật vĩnh viễn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh phải tuyệt đối thận trong khi chăm sóc trẻ nhỏ; cần để phích nước sôi, ổ cắm điện tránh xa tầm tay của trẻ. Đặc biệt không cho trẻ đã biết đi xuống khu vực bếp nấu ăn vì lửa và thức ăn nóng có thể khiến trẻ bị bỏng.

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng:

- Cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng.

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời

N.H (Tổng hợp)

Theo Người Đưa Tin