Kinh nghiệm nhận biết gas giả, gas kém chất lượng

Vì chi phí cao, nên việc làm giả vỏ bình vẫn xảy ra lâu nay. Nên khi gọi ga, đổi gas, bạn nên lưu ý những điều này nha. Mua phải gas giả thì phí tiền lắm. 

- Với một bình gas giả, chữ nổi phía trên vỏ bình gas của hãng ga chính hãng sẽ được dập cho mất đi, thậm chí đốt, tháo van, thay đế, rồi hàn lại... để xóa mọi dấu vết của vỏ bình gas chính hãng, thay vào đó là tên của đơn vị khác. (Ảnh chụp phía trong vỏ gas có chữ nhận biết của chính hãng Sài Gòn Gas)

- Cần cảnh giác trước các dấu hiệu lạ của sản phẩm như: bình gas nhẹ hơn bình thường, logo không rõ ràng, niêm chì, màng co không đồng bộ...

- Nhiều người chỉ gọi gas theo thói quen về màu sắc như bình xám, bình xanh, bình đỏ… tạo điều kiện cho các đối tượng kinh doanh gas giả bán hàng kém chất lượng, không an toàn. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ nổ do rò rỉ khí gas gần đây, ảnh hưởng đến tính mạng con người và gây thiệt hại vật chất lớn.

- Trên tay xách của mỗi bình gas, tùy công ty, có ghi trọng lượng vỏ bình từ 12,5kg-13,5kg. Đối với loại bình gas phổ biến 12kg, tổng trọng lượng cả vỏ bình và gas bên trong sẽ là 24,5kg-25,5 kg. Do vậy, khi mua gas, người tiêu dùng yêu cầu nhân viên đưa gas cân bình gas, lấy tổng trọng lượng bình gas trừ đi trọng lượng vỏ ghi ở tay xách, sẽ biết số gas có trong bình.

- Theo thống kê (không chính thức), gas giả - hay còn gọi là gas chiết nạp trái phép đang chiếm khoảng 30% sản lượng trên thị trường gas. 

- Do đó, một trong những biện pháp phân biệt bình gas thật và bình ga giả là cân trọng lượng của gas. (Cân trọng lượng bình gas thật khoảng 25,5kg còn, bình gas lừa có thể chỉ còn 18,4kg). 

- Khi mua gas cần biết địa chỉ đại lý, cửa hàng gas, không nên chỉ gọi qua điện thoại; khi tiếp cận các tờ rơi quảng cáo, cần cảnh giác hỏi kỹ địa chỉ vì phần lớn chỉ in số điện thoại không dây hoặc di động; khi thấy khả nghi phải yêu cầu xem giấy tờ, thẻ của nhân viên đưa gas, và kiểm chứng số điện thoại đường dây nóng của đại lý gas. 

Theo webtretho