Điểm mặt những loại trái cây không nên ăn dịp hè

Ngày hè oi bức, người tiêu dùng cũng sử dụng các loại hoa quả để giải nhiệt. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng nên ăn vào mùa hè

Quả vải 

Ăn vải rất tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Không những thế, quả vải còn có tác dụng thẩm mỹ, làm da trắng hồng và mịn màng. Nhưng ăn quá nhiều vải sẽ bị váng đầu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh. 

Đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. 

Không ít người khi ăn quá nhiều những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng…

Sầu riêng

 Hàm luợng protein, glucid, lipid của sầu riêng đều cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Sầu riêng có tác dụng kích thích, tăng cường khả năng sinh dục, lọc máu và trừ được giun sán. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều sầu riêng (trên 150gr/ngày) vì sẽ gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Không nên ăn sầu riêng khi uống bia rượu vì dễ sinh nhiệt.

Quả vú sữa

Vú sữa ngon, ngọt, nhiều nước, dễ ăn, là loại quả thông dụng ở miền Nam hơn miền Bắc. Thế nhưng, loại quả này khi thời tiết nóng nực, oi bức không nên ăn nhiều vì vú sữa tính nóng. Khi ăn vú sữa bạn nên bỏ phần vỏ, vì nếu ăn “phạm” sẽ bị táo bón do có chứa nhiều nhựa chát.

Quả đào

Đào không có vị ngọt gắt nên thường không bị xếp vào nhóm thực phẩm tính nóng. Ngoài hàm lượng sắt rất phong phú, trong quả đào còn có protein, đường, kẽm, pectin…, có lợi cho người thiếu máu và phòng tránh táo bón. Nhưng ăn đào quá nhiều, đặc biệt trong mùa hè có thể sẽ gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác.

Quả mít

Ăn mít vào mùa hè nắng nóng có thể gây ra mụn nhọt, nóng tức thì trong người. Vì thế, dù có muốn ăn thì cũng không nên ăn nhiều cùng lúc, tốt nhất nên hạn chế, nhất là khi tiết trời oi bức.

Quả hồng xiêm

Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng xiêm có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng xiêm. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng xiêm bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.

Quả chôm chôm

Đây là loại trái cây khá ngon, được trồng nhiều ở phía Nam. Tuy nhiên, loại trái cây này cũng được liệt vào danh sách trái cây có tính nóng và sẽ có thể khiến bạn bị mụn nhọt. Vì vậy, bạn nên ăn với số lượng vừa phải.

Quả xoài

Xoài là loại trái cây có tính bình, tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ dễ sinh nhiệt, vì vậy khi vào mùa hè nóng nực, nên hạn chế ăn xoài để không bị ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các loại xoài cát chín mọng thường có lượng đường cao, nên trẻ em khi ăn sẽ dễ bị mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên, không thể phủ nhận công dụng của xoài đối với những người làm việc trí óc giúp bổ trí não và bổ sung Vitamin C.

Quả lựu

Lựu là loại trái cây nhiệt đới nhiều đường, chất khoáng và vitamin, có tác dụng trong việc chữa trị viêm họng, tiêu chảy. Tuy nhiên, ăn quá nhiều lựu sẽ không tốt cho răng, đặc biệt đối với những người có thể chất yếu.

Tùy vào cơ địa của mỗi người với việc hấp thụ một lượng đường đáng kể, có thể hấp thụ trái cây tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình để có khẩu phần ăn hợp lý, giúp hạ nhiệt cho cơ thể trong ngày hè nóng nực.

Trái hồng

Trái hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, có tác dụng giảm huyết áp, nhuận phổi. Nhưng vì hồng có rất nhiều nhựa nên không tốt cho dạ dày, khi kết hợp với axit dạ dày gây tức thượng vị, khó tiêu. Những người bị chứng táo bón, bụng đói không nên ăn hồng. Đặc biệt, sau khi ăn cua tuyệt đối không nên ăn hồng bởi hai thứ này kết hợp sẽ tạo sỏi trong dạ dày.

Theo Huy Phong (NTD)