Ăn nhiều trứng có thể duy trì chức năng nhận thức và giúp người già minh mẫn hơn

Theo một nghiên cứu do Trường Y tế Công cộng và Khoa Y học Gia đình thuộc Đại học California San Diego (Mỹ) thực hiện cho thấy, ăn nhiều trứng có thể là một cách tốt

Để kiểm tra tác động của trứng đối với chức năng nhận thức, các nhà nghiên cứu đã lấy dữ liệu từ 890 người lớn (357 nam và 533 nữ) tham gia nghiên cứu. Tất cả những người tham gia đều trên 55 tuổi và độ tuổi trung bình từ 70 đến 72. Lượng trứng tiêu thụ của người tham gia được đánh giá thông qua bảng câu hỏi về tần suất ăn.

Các nhà nghiên cứu cũng đưa cho người tham gia các bài kiểm tra hiệu suất giữa những năm đó để kiểm tra chức năng nhận thức toàn cầu, chẳng hạn như ngôn ngữ, định hướng, sự chú ý, khả năng nhớ lại, chức năng điều hành, sự linh hoạt về tinh thần và theo dõi thị giác vận động. Các kỹ năng đó được đánh giá lại với thời gian trung bình giữa các lần khám là khoảng 4 năm.

an-nhieu-trung-co-the-duy-tri-chuc-nang-nhan-thuc-va-giup-nguoi-gia-minh-man-hon

Trứng rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là đối với người già. Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 14% nam giới và 16,5% phụ nữ cho biết họ không bao giờ ăn trứng. Ngược lại, 7% nam giới và gần 4% phụ nữ cho biết họ ăn trứng hơn năm lần một tuần.

Nhìn chung, nam giới có tỷ lệ tiêu thụ trứng cao hơn phụ nữ, khả năng ăn nhiều trứng từ hai đến bốn lần hoặc hơn năm lần một tuần. Phụ nữ có khả năng không ăn trứng hoặc ăn một đến ba lần mỗi tháng.

Sau khi điều chỉnh theo lối sống, chẩn đoán y khoa, lượng protein, calo và cholesterol hấp thụ, bằng chứng cho thấy những phụ nữ ăn nhiều trứng ít bị suy giảm điểm lưu loát, đây là chỉ số đánh giá trí nhớ ngữ nghĩa và chức năng điều hành.

Với mỗi lần tăng lượng tiêu thụ trứng theo danh mục, khả năng phụ nữ bị suy giảm nhận thức giảm 0,1. Nói cách khác, những phụ nữ ăn trứng hơn năm lần một tuần có mức suy giảm ít hơn nửa điểm về khả năng lưu loát theo danh mục trong bốn năm so với những người không bao giờ ăn trứng.

Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều trứng có thể là một cách tốt để duy trì chức năng nhận thức. Mặc dù trứng có tiếng xấu do hàm lượng cholesterol cao, các chuyên gia cho biết mọi người có thể ăn một đến hai quả trứng mỗi ngày mà không gây hại cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể hỗ trợ nhận thức. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, như quả mọng, rau bina và các loại hạt. Nghệ có thể đặc biệt có lợi cho trí nhớ và sự phát triển của tế bào não mới. Thậm chí, một số chế độ ăn như Địa Trung Hải-DASH có thể ngăn ngừa hay làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Còn theo Trường Y khoa Harvard Health (Mỹ), một người khỏe mạnh bình thường có thể ăn tối đa 6-7 quả trứng mỗi tuần. Đối với người lớn khỏe mạnh có mức cholesterol bình thường và không nguy cơ bệnh tim, 1 - 2 quả trứng mỗi ngày có thể an toàn.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị, tối đa 1 quả trứng mỗi ngày đối với hầu hết mọi người. Những người có cholesterol trong máu cao, đặc biệt là người bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị suy tim, nên ăn ít hơn. Và người lớn tuổi có mức cholesterol bình thường có thể ăn tối đa 2 quả trứng mỗi ngày. Với những người có nồng độ cholesterol trong máu cao hay bị bệnh cao huyết áp thì vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ nên duy trì số lượng 1 - 2 lần/ tuần.

Cần lưu ý rằng không phải cứ ăn trứng gà là cơ thể sẽ hấp thu được hết dưỡng chất có trong thực phẩm này. Để khai thác tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong mỗi quả trứng gà thì cũng nên không uống trà nếu trước đó ăn trứng vì protein trong trứng kết hợp với axit tannic trong trà dễ gây khó tiêu.

Không ăn trứng gà với đậu nành vì sự kết hợp này làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng ở cả 2 loại thực phẩm. Tránh ăn trứng lòng đào hay trứng sống vì dễ gây ngộ độc, nôn hoặc bị nhiễm khuẩn. Không luộc trứng gà quá chín dễ làm mất dưỡng chất của trứng. Không ăn trứng gà luộc để qua đêm. Không ăn trứng với óc lợn, thịt thỏ, quả hồng. Không chiên trứng gà với tỏi. Không uống thuốc kháng viêm sau khi ăn trứng gà để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1858:2018 về trứng gà

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này áp dụng cho trứng gà thương phẩm dùng làm thực phẩm. Các yêu cầu về chất lượng đối với trứng gà phải có hình dạng oval đặc trưng với một đầu thon hơn. Vỏ trứng có màu đặc trưng của từng giống gà. Bề mặt vỏ nhẵn, sạch, trứng không bị rạn, nứt hoặc dập.

Tình trạng bên trong phải có trạng thái buồng khí nhỏ, chiều cao không lớn hơn 8 mm, không bị dịch chuyển khi xoay quả trứng; Khi tách vỏ, lòng đỏ không được dính vào mặt trong của vỏ. Lòng đỏ phải đặc và phải có lớp lòng trắng đặc bao quanh lòng đỏ. Lòng đỏ có màu sắc bình thường và đồng nhất. Lòng trắng không bị đục, không có mùi lạ, không có nấm mốc nhìn thấy được bằng mắt thường.

Hàm lượng kim loại nặng trong trứng gà, dư lượng thuốc thú y trong trứng gà, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trứng gà, chỉ tiêu vi sinh vật trong trứng gà phải theo quy định hiện hành.

Bao bì phải đảm bảo an toàn thực phẩm, bền khi vận chuyển trứng và bảo vệ được trứng. Trên bao gói dùng để bán lẻ phải ghi các thông tin: Tên của sản phẩm là "trứng gà", có thể kèm theo tên của giống gà, hạng và cỡ của trứng; Số trứng trong một bao gói hoặc khối lượng tịnh tính bằng gam hoặc kilogam; Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và/hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối; Ngày đóng gói và/hoặc hạn sử dụng tốt nhất; Dấu hiệu nhận biết lô hàng; Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển.

Các bao gói nên được dán nhãn là "Hàng dễ vỡ". Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ. Tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối và hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn; các thông tin phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

Bảo quản trứng gà nơi khô, sạch, thoáng khí, không có mùi lạ và tránh ánh nắng trực tiếp. Không được để lẫn với các mặt hàng khác. Nên tránh thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản.

Theo VietQ